Tiếp tục ghi nhận những đổi mới tích cực trong Luật doanh nghiệp năm

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 46)

6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.

2.2.2.Tiếp tục ghi nhận những đổi mới tích cực trong Luật doanh nghiệp năm

nghiệp năm 2005

Có thể nhận thấy, về cơ bản LDN năm 2005 đã kế thừa toàn bộ những quy định hợp lý về chế độ ĐKKD áp dụng cho các chủ thể kinh doanh của LDN năm 1999, đồng thời LDN năm 2005 cũng đã có những sửa đổi theo hướng tính cực nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp,

tạo cơ sở nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả quản lý của Nhà nước nói chung và của cơ quan ĐKKD nói riêng.

Về những chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp, LDN vẫn giữ nguyên những chủ thể được phép thành lập doanh nghiệp như quy định cũ đồng thời mở rộng quy định cho phép tất cả những tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức cá nhân Việt Nam bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú hay không thường trú tại Việt Nam đều được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

LDN năm 2005 tiếp tục rút ngắn thời hạn ĐKKD từ 15 ngày trong LDN năm 1999 xuống còn 10 ngày. Thực tế thời gian để đăng ký thành lập một doanh nghiệp mới đã được rất nhiều Phòng ĐKKD thực hiện chỉ trong thời hạn từ 2 đến 3 ngày [24, tr 12].

Thay đổi cơ chế hoạt động của Nhà nước từ kiểm soát, ban phát quyền kinh doanh cho người dân sang cơ chế Nhà nước phục vụ nhân dân kinh doanh được thể chế hoá trong LDN năm 2005 đã dẫn tới sự thay đổi về quan niệm từ quy định yêu cầu trong hồ sơ “đơn ĐKKD” sang quy định “giấy đề nghị ĐKKD” khẳng định quyền ĐKKD của doanh nghiệp và nghĩa vụ ĐKKD của cơ quan ĐKKD.

Nếu trước đây hồ sơ ĐKKD chỉ được quy định cụ thể tại các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành LDN năm 1999 thì nay LDN năm 2005 đã chính thức quy định những giấy tờ đầy đủ trong một bộ hồ sơ áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp, ngoài những giấy tờ này doanh nghiệp không phải nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác.

Những vướng mắc trước đây khi tiến hành đặt tên một doanh nghiệp nay cũng đã được LDN năm 2005 quy định khá chi tiết. Các trường hợp bị cấm trong đặt tên doanh nghiệp, những trường hợp đặt tên doanh nghiệp bằng

tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp; trường hợp tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn cũng đã được LDN năm 2005 điều chỉnh khá rõ ràng.

Đổi mới tính cực nhất ghi nhận được trong LDN năm 2005 về ĐKKD đó là việc thống nhất thủ tục ĐKKD đối với các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật DNNN, các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài trước đây và Luật đầu tư năm 2005 hiện nay. Đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thì về cơ bản vẫn làm thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, tuy nhiên, việc ghi nhận giấy chứng nhận đầu tư đồng thời cũng là giấy chứng nhận ĐKKD trong LDN năm 2005 lại có một ý nghĩa lớn về sự bình đẳng trước pháp luật của các loại hình doanh nghiệp. Đối với DNNN và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động theo pháp luật đầu tư sẽ được ĐKKD theo quy định của LDN năm 2005. Bên cạnh đó LDN năm 2005 cũng đã có sự quan tâm đặc biệt đến các hộ kinh doanh thông qua việc quy định các hộ kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện phải có nghĩa vụ ĐKKD theo quy định của pháp luật.

Tuy vậy, những quy định về ĐKKD trong LDN năm 2005 mới chỉ là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, do đó để có thể khẳng định các quy định pháp luật về ĐKKD có tiếp tục thể hiện được sự thành công như những quy định trước đây hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các quy định hướng dẫn về ĐKKD sẽ được ban hành trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 46)