Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 89 - 92)

83 Doanh nghiệp có tên là “Bình Minh”

3.4. Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục ĐKKD vẫn là một rào cản đối với các doanh nghiệp. Về cơ bản các quy định pháp luật về thủ tục ĐKKD đã khá rõ ràng, tuy nhiên việc thực hiện các quy định về thủ tục ĐKKD cần phải được thường xuyên kiểm tra,

thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo việc thực hiện thủ tục này thống nhất. Ban hành một số quy chế chính thức điều chỉnh những hành vi ứng xử với doanh nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền và nhân viên của các cơ quan này. Công khai hoá các thủ tục và có những chỉ dẫn chi tiết các công việc thuộc chức năng ĐKKD của các cơ quan ĐKKD. Tiến tới nghiên cứu áp dụng cơ chế gia nhập thị trường thay cho cơ chế cấp phép gia nhập thị trường như hiện nay.

Cần khuyến khích và nhân rộng mô hình ĐKKD một cửa và ĐKKD qua mạng Internet nhằm rút ngắn thời hạn cấp phép. Các thủ tục ĐKKD một cửa và qua mạng cần phải lấy tiêu chí giảm phiền hà, thời gian, chi phí và công sức cho người dân khi thực hiện. Tránh việc thực hiện cải cách thủ tục chỉ mang tính hình thức nhưng thực chất lại tạo thêm phiền hà cho dân.

Các trường hợp chuyển đổi hình thức hoạt động của các DNNN đang hoạt động theo LDN nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần và việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện tại đang hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo LDN cần phải có những quy định hướng dẫn cho phù hợp. Việc chuyển đổi cũng phải đảm bảo được tinh thần chung của LDN đó là nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục và tiết kiệm chi phí.

Đối với việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần quy định cụ thể doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có từ hai thành viên trở lên chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty TNHH một thành viên. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang hoạt động theo công ty cổ phần. Riêng đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh mặc dù LDN năm 2005 không quy định

về đối tượng này nhưng trên thực tế nếu loại hình này muốn đăng ký lại theo quy định thì cũng cần nghiên cứu hình thức chuyển đổi cho thích hợp. Các Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được chuyển đổi dưới nhiều hình thức hoạt động như công ty hợp danh, công ty TNHH hay Hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định tại Luật đầu tư.

Việc ĐKKD của doanh nghiệp hộ gia đình quy trình đăng ký cần đơn giản hơn và cần thể hiện được lợi ích của việc đăng ký để khuyến khích các hộ gia đình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cần nhanh chóng ban hành quy định hướng dẫn việc đăng ký chuyển đổi hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp hoạt động theo LDN. Tuy vậy, để thúc đẩy các hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo các loại hình của LDN, Nhà nước cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ và thiết thực hơn mới có thể đưa được các hộ kinh doanh vào mái nhà của LDN. Đối với các hộ kinh doanh mối quan tâm hàng đầu của họ là chi phí và lợi ích thu được. Ngoài ra họ cần nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước về kinh nghiệm, kỹ năng quản trị các loại hình doanh nghiệp. Nếu lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp không có hoặc chưa rõ ràng thì các hộ kinh doanh vẫn tiếp tục kinh doanh như cũ mặc cho những hô hào to tát của Nhà nước.

Thực hiện thủ tục về ĐKKD cũng phải đảm bảo sự thuận lợi của doanh nghiệp không chỉ trong việc lấy giấy chứng nhận ĐKKD mà cả trong những thủ tục hành chính tiếp theo. Đặc biệt là những thủ tục như đăng ký mã số thuế, đăng ký con dấu và mua hoá đơn. Cần sớm nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan như Bộ Tài Chính, Bộ Công an để sớm tìm ra cơ chế và thủ tục ĐKKD thống nhất cho cả giấy chứng nhận ĐKKD, chứng nhận đăng ký mẫu dấu, chứng nhận đăng ký mã số thuế và mua hoá đơn. Hướng tới mục tiêu doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập có thể hoạt động được ngay mà không phải thực hiện tất cả từng thủ tục tại từng cơ quan với thời gian và

chi phí khá lớn và khó có thể dự đoán được kết quả. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nên nghiên cứu cung cấp cho doanh nghiệp đăng ký một mã số quản lý, có thể mã số này cũng đồng thời là mã số thuế, hải quan để từ đó có cơ sở quản lý và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp được thuận lợi và hiệu quả hơn. Tạo cơ sở hậu kiểm dễ dàng cho các cơ quan nhà nước sau này.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị (Trang 89 - 92)