6. Nhận kết quả cấp giấy chứng nhận ĐKKD khi đến hạn.
2.2.1. Những đổi mới mang tính tiên phong của Luật doanh nghiệp năm
sẽ là cơ sở để LDN năm 2005 tiếp tục kế thừa và phát triển.
2.2.1. Những đổi mới mang tính tiên phong của Luật doanh nghiệp năm 1999 năm 1999
Những quy định về chế độ ĐKKD trong LDN năm 1999 đã thể hiện được sự đổi mới nhận thức căn bản về tư duy, trong đó bao gồm cả tư duy về cải cách kinh tế và cải cách thủ tục hành chính. LDN đã khẳng định rõ ràng rằng mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đều được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Trong đó, bên cạnh những loại hình doanh nghiệp đã có trước đây, LDN năm 1999 đã quy định thêm nhiều hình thức tổ chức kinh doanh mới nhằm đáp ứng tốt được mọi yêu cầu của tổ chức, cá nhân về cách thức tổ chức kinh doanh. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm.
LDN năm 1999 đã cải cách thủ tục hành chính tương đối thành công để giảm thời gian quy định trong luật và thời gian thực tế ĐKKD thành lập mới một doanh nghiệp trung bình từ 90 ngày xuống trung bình còn 7 ngày. Đặc biệt ở một số nơi thời gian chỉ còn khoảng 2 đến 3 ngày [49, tr 11]. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi chưa có các quy định của LDN năm 1999, thủ tục thành lập doanh nghiệp được đánh giá là rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Thời gian thành lập doanh nghiệp được rút ngắn, thủ tục thành lập được đơn giản hoá có phần đóng góp không nhỏ từ việc đã loại bỏ khỏi luật những yêu cầu mà các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khó đáp ứng được vào lúc thành lập một doanh nghiệp như các yêu cầu về vốn pháp định, hợp đồng thuê văn phòng, xác nhận về vốn doanh nghiệp tại ngân hàng…
Bên cạnh đó những yêu cầu đối với các cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước khi thực thi LDN cũng đã được quy định rõ ràng về nghĩa vụ đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình ĐKKD nhanh chóng và hiệu quả. Chẳng hạn các nghĩa vụ về trách nhiệm hướng dẫn thủ tục ĐKKD, nghĩa vụ cấp giấy biên nhận hồ sơ, nghĩa vụ thông báo bằng văn bản khi hồ sơ chưa hợp lệ, nghĩa vụ tuân thủ các quy định về thời hạn…
Với những quy định phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế và của cả xã hội, LDN đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Theo số liệu thống kê của Cục phát triển Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ đầu năm 2000 đến hết năm 2005, đã có 160.752 doanh nghiệp ĐKKD, gấp 3,3 lần tổng số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trong cả giai đoạn 1991-1999). Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hiện nay bằng khoảng gần 6 lần so với số trung bình hàng năm giai đoạn 1991-1999. Số vốn đăng ký mới đạt khoảng 312,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 20 tỷ USD), chưa kể số vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung trong quá trình hoạt động (khoảng 103,4 nghìn tỷ tương đương khoảng 6,3 tỷ USD). Con số này gấp hơn nhiều lần so với số vốn đăng ký giai đoạn 1991-1999 và cao hơn số vốn FDI đăng ký trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn chi nhánh, văn phòng đại diện và khoảng hơn 2 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động [48, tr 9]. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 tổng số việc làm được tạo ra trong khu vực DNTN (khu vực doanh nghiệp hoạt động theo LDN) là 2.475.448 việc làm trong tổng số 5.770.201 việc làm được tạo ra trong cả nước, cao hơn cả khu vực DNNN và cao hơn gấp đôi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng về tổng doanh thu, về tổng tài sản có, về vốn tự có và về lợi nhuận cũng tăng trưởng hết sức ấn tượng. Có thể theo dõi tốc độ tăng trưởng ấn tượng của doanh nghiệp hoạt động theo LDN tại [48, tr 40].
Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng thành công lớn nhất của LDN không phải là những con số ấn tượng mà đó là tinh thần cải cách mang tính tiên phong với mục đích phát huy nội lực, giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Tinh thần cải cách này thể hiện rõ trong việc tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch, công bằng cho mọi chủ thể đồng thời hạn chế tối đa sự cửa quyền, tham nhũng của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
Với sự ra đời của LDN, phương thức quản lý theo lối “năng lực quản lý đến đâu thì mở đến đó đã từng bước được thay thế bằng “năng lực quản lý phải được xây dựng, tăng cường đủ mức thúc đẩy và quản lý được quá trình phát triển”. Phương thức quản lý theo hướng kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu đang từng bước được thay thế bằng phương thức hợp tác và tạo điều kiện là chủ yếu, “chế độ tiền kiểm” đang được chuyển sang “chế độ hậu kiểm”. Tinh thần cải cách này đã tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đối với khu vực DNTN hoạt động theo LDN mà tinh thần này còn được chuyển tải sang cả khu vực DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những thành quả này là một trong những nguyên nhân thúc đẩy việc thống nhất hoá quy phạm điều chỉnh đối với các loại hình kinh doanh nói chung và thống nhất các quy định về ĐKKD nói riêng trong LDN.