Đánh giá khí hậu và Bản đồ khuyến nghị, Hồng Kông

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 80)

khuyến nghị, Hồng Kông

Trong năm 2003, Sở quy hoạch Hồng Kông khởi xướng chương trình “Nghiên cứu để thành lập hệ thống đánh giá thông gió đô thị (AVA) một cách khả thi”. Nghiên cứu này nhằm vào việc đánh giá điều kiện khi hậu đô thị hiện tại của Hồng Kông và xây dựng các khuyến nghị liên quan về thich ứng khí hậu trong thiết kế đô thị. Bản đánh giá khí hậu đô thị tập trung vào sự nóng lên và khả năng thich ứng một cách năng động của khu vực đô thị. Xuất phát từ đó, các khu vực đô thị được phân loại theo nhu cầu cải thiện khí hậu khác nhau và được chia thành các khu vực với các giải pháp tương ứng (Bản đồ khuyến nghị).

Trước điều kiện đô thị đông đúc của Hồng Kông, AVA được thiết kế như một bản hướng dẫn thực hành quy hoạch đô thị để đối phó với sự nóng lên và sự bí khí của đô thị. Từ đó những giải pháp và yêu cầu cụ thể cho thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu được xác định. Phương pháp tiếp cận chung ở đây là bảo tồn, tôn trọng, và tạo ra các khoảng trống thông gió trong đô thị trên quy mô cấp thành phố, quận huyện và cấp công trình với nhiều nguyên tắc chung khác nhau. Việc đảm bảo tuyến thông gió và một mạng lưới đường phố tương ứng với hướng gió là các nguyên tắc chủ đạo. Những đường thông gió cần phải được

BẢN ĐỒ 1: Bản đồ nhiệt thể hiện nhiệt độ cao trong khu trung tâm

BẢN ĐỒ 2: Khả năng sự trao đổi nhiệt thấp trong khu trung tâm

BẢN ĐỒ 3: Bản đồ khí hậu, phân tích các không gian đô thị khác nhau, cần thiết phải có sự hỗ trợ thông gió

BẢN ĐỒ 4: Bản đồ khuyến nghị, thể hiện các phân khu với các nhu cầu thích ứng khác nhau

Hình II-A.14: Bộ bản đồ đánh giá khí hậu của Hồng Kông (Sở Quy hoạch Hồng Kông)

Các dự án điển hình

giữ khỏi bị tắc nghẽn như do nhà cao tầng, hay đường trên cao. Đặc biệt, các khu đất dọc bờ sông được chú ý để tạo điều kiện cho gió biển vào khu vực đô thị sâu nhất có thể. Việc bố trí các công trình xây dựng với khối nhà và chiều cao khác nhau cũng cho phép đón và chỉnh hướng gió để tạo ra sự thông khí. Các khối đế của các tòa nhà cần phải được mở ra và tạo các khoảng giếng trời để hạ luồng không khí đến không gian đường phố. Những khoảng trống giữa các tòa nhà giúp cho phép những cơn

ẢNH:

Marcus

Tschaut/ Jana W

Tạo khoảng trống cho gió biển thổi vào khu đô thị bên trong

Tạo ra các lỗ rổng trong khối nhà để gió thổi vào các khu đô thị mật độ cao Chiều cao nhà khác nhau giúc kích thích thông gió và chuyển hướng gió Sự phối hợp giữa hướng nhà và hướng gió

gió thổi qua ngay cả trong khu vực có mật độ cao. Bằng cách giảm mật độ xây dựng của các tòa nhà, không gian mở được tạo ra, và liên kết với nhau. Trong thành phố, không gian xanh được cung cấp để tăng sự thông thoáng, mát mẻ hỗ trợ cho sự thông gió vi mô. Việc sử dụng vật liệu sáng màu có thể giúp tăng tác dụng làm mát bằng cách giảm sự hấp thụ bức xạ mặt trời.

Hình II-A.16: Bản hướng dẫn thiết kế đô thị thích ứng với khí hậu của Hồng Kông (Sở Quy hoạch Hồng Kông)

Hình II-A.15: Phương pháp để thiết lập Bản đồ khuyến nghị (Sở Quy hoạch Hồng Kông)

Bản đồ phân tích khí hậu

Bản đồ khuyến nghị về khí hậu

Với các hướng dẫn phù hợp cho từng khu vực khí hậu khác nhau

Chuyển giao thông tin khí hậu

lĩnh vực nhiệt &

sự trao đổi nhiệt trạm đo gió từ HKO & mô hình MM5

Tìm hiểu chung về khí hậu Thông tin về gió

Xác định vùng khí hậu Xác định các lưu vực gió

Dựa trên các đánh giá và phán đoán chuyên môn

Phân tích khí hậu cho từng phân vùng khí hậu

Dựa trên các đánh giá chuyên môn

Hướng dẫn quy hoạch cho từng phân vùng khí hậu để cải thiện quy hoạch phân khu

II-A. Quản lý Làm mát Đô thị

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)