Mái nhà trồng cây được thiết kế để hạn chế tác động của bề mặt không thấm nước trong thành phố. Nó là cũng giải pháp để thu thập nước mưa, đồng thời được sử dụng để làm mát và cách nhiệt mái nhà.
Mái nhà trồng cây là một hệ thống bắt chước môi trường tự nhiên trong một đô thị phát triển bằng cách kết hợp thực vật và đất trồng cây, đặt trên mái nhà chống thấm nước. Mái trồng cây có thể được sử dụng trên nhiều loại mái có kích thước khác nhau, mặc dù diện tích mái càng lớn thì hiệu quả đầu tư càng cao. Mái nhà trồng cây không yêu cầu thêm không gian xây dựng bổ sung, do đó, rất phù hợp với các trung tâm đô thị có không gian hạn chế. Đối với mái trồng cây tích hợp vào cấu trúc mái, kết cấu
Hình I-B.16: Dẫn nước mưa và tái sử dụng cho vườn cây trong mùa mưa (Trên)
Bốc hơi làm mát và dùng nước mưa được trữ để tưới cây trong mùa khô (Dưới)
Ưu điểm Khuyết điểm
• Loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm • Phù hợp cho các khu xây dựng mật độ
cao
• Mang lại lợi ích sinh thái, thẩm mỹ và tiện nghi
• Không tốn diện tích đất xây dựng • Cải thiện chất lượng không khí và vi khí
hậu
• Cách nhiệt cho tòa nhà • Hút âm
• Tốn kém chi phí hơn là mái cho nước chảy bình thường
• Không thích hợp cho mái có độ dốc lớn • Cây trồng trên mái cần bảo quản • Phải thiết kế chống thấm kĩ lưỡng vì mái
lúc này như là một bể nước
• Cần có cấu trúc nhà và cấu trúc mái ổn định và tốt
(Phỏng theo Livingroofs.org Ltd. 2012)
mái cần có đủ lực để hỗ trợ. Bằng cách lựa chọn cẩn thận vật liệu, mái nhà trồng cây với trọng lượng nhẹ có thể được thiết kế để phù hợp cho hầu hết các tòa nhà (CIRIA 2007).
Có ba loại của mái trồng cây:
• Mái cỏ đơn giản:
Được trồng trên toàn bộ diện tích mái nhà với loại cây tăng trưởng thấp và ít cần chăm sóc. Các mái nhà chỉ có thể là mái phẳng hoặc dốc, và chỉ được thăm viếng khi cần bảo dưỡng. Mái nhà trồng cây đơn giản thường bao gồm một lớp đất dày 25-125mm, trên đó một lớp thảm thực vật có chiều cao thấp, chịu hạn và chịu điều kiện khắc nghiệt phát triển. Thảm thực vật này thường bao gồm rêu, thảo dược hoặc các loại cỏ và có thể dùng để tự sống. Chúng có trọng lượng nhẹ và chi phí thấp.
ẢNH:
Hình I-B.18: Khối lượng nước trữ trung bình dựa trên độ dày của mái trồng cây (Trái) và cấu trúc của các loại mái trồng cây khác nhau (Dưới) (Phỏng theo American Hydrotech Inc. & English Nature)
• Mái thực thảo dày:
Mái được che phủ bởi thảm thực vật với là cỏ hoặc cây bụi sát mặt đất. Thảm thực vật này đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên, bao gồm tưới tiêu, bón phân và cắt tỉa. Tuy nhiên, yêu cầu về cấu trúc xây dựng là vừa phải và do đó sẽ đỡ tốn kém.
• Mái trồng mật độ cao:
Thường được kết hợp với môi trường cảnh quan có tiện ích cao. Có trồng các loại cây khác nhau và có thể tiếp cận sử dụng. Mái này có thể có các hồ nước trang trí và chức năng lưu trữ nước mưa để tưới cây. Loại mái này thường đặt tải lớn vào cấu trúc mái nhà và yêu cầu duy trì bảo dưỡng thường xuyên (CIRIA 2007).
Các mái trồng cây theo kiểu cấu trúc trên thường bao gồm một lớp thảm thực vật, một lớp đất để giữ nước và nuôi thảm thực vật, một lớp thoát nước để vận chuyển nước dư, và một lớp chống thấm và chống sự xâm nhập của rể cây đặt giữa hệ thống rễ và cấu trúc mái (Mentensetal 2003). Tuy nhiên, đối với TP. HCM, mái trồng cây cũng có thể lắp đặt đơn giản bằng các chậu cây rời đặt sát cạnh nhau, đặt trên mái hoặc sân thượng. Hình thức trồng cây trên mái nhà này có giá thành rẻ hơn và dễ lắp đặt, do đó rất phù hợp cho TP. HCM.
Mặt tiền có trồng cây được tạo thành từ các cây leo phát triển trên giàn thẳng đứng hoặc trực tiếp trên tường. Cây được trồng sát bên tòa nhà, rễ cắm xuống mặt đất. Các tấm khung xương trên tường thường được làm từ thép không rỉ, các lớp đất đã xử lý, và hệ thống thoát nước, dựa trên đấy hệ thực vật được phát triển.
Dung lượng nước trữ: