xạ mặt trời
Hình II-B.6: Sự cải thiện nhiệt độ bề mặt khi thay vật liệu lát mặt phổ biến của TP. HCM (xi-măng và nhựa đường không thấm nước) bằng vật liệu lát mặt làm mát (nhựa đường thấm nước và gạch lát sáng màu). Bản đồ nhiệt được mô hình bằng ENVI-met 04, dưới các điều kiện thời tiết của TP. HCM (Huỳnh & Eckert).
dưới -12 °C -12 đến -10 °C -10 đến -8 °C -8 đến -6 °C -6 đến -4 °C -4 đến -2 °C -2 đến 0 °C 0 đến 2 °C 2 đến 4 °C trên 4 °C
Sự giảm của nhiệt độ bề mặt
08 Vật liệu lát mặt sáng màu và phản chiếu phản chiếu
Lên đến nửa bề mặt đô thị thế giới bị lát bề mặt (Gartland 2010). Do đó, điều hết sức cần thiết là phải xem xét và sử dụng các vật liệu bề mặt sao cho phù hợp. Vật liệu bề mặt phản chiếu và có màu sáng có thể phản ánh bức xạ mặt trời với những tia sóng ngắn tốt hơn những màu tối (Hình II-B.5). Do đó nó có thể góp phần đáng kể vào việc giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Để đạt được hiệu quả đáng kể, mặt phẳng càng lớn, vật liệu lát mặt màu sáng cho nó càng nên được sử dụng.
Ở đây, cần lưu ý rằng, không chỉ có màu sắc mà còn tính chất vật liệu như độ dẫn nhiệt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát của mặt đường (MKULNV NRW 2010). Mô phỏng nhiệt trên máy
tính đã chỉ ra rằng: với bề mặt nhựa đường thấm nước và vỉa hè lát gạch màu sáng, nhiệt độ bề mặt ở TP. HCM có thể giúp giảm được 2 - 6°C so với bề mặt nhựa đường bazan và các vỉa hè xi-măng truyền thống (Huỳnh & Eckert 2012) (Hình II-B.6).
Có nhiều khả năng để tăng cường tính phản quang của vật liệu ốp lát: ví dụ, hỗn hợp các viên sỏi sáng màu có thể làm sáng lên nhựa đường và xi-măng sáng màu có thể làm sáng bê-tông (Gartland 2010). Vào mùa mưa, vật liệu lát mặt thẩm thấu có thể được làm mát bằng cách bay hơi và do đó, làm giảm lượng lưu trữ nhiệt. Do đó, khuyến khích rằng các vật liệu ốp mặt không nên chỉ có màu sáng và phản chiếu mà còn có thể thẩm thấu. Điều này còn cải thiện khả năng thấm nước mưa vào mặt đất như một lợi ích phụ.
75%
25%
75%25% 25%
II-B. Quản lý Bức xạ Mặt trời