Bishan Park
ẢNH:
phố khác. Quy hoạch lưu vực nước tổng thể toàn thành phố của Singapore nhằm mục đích quản lý nước mưa và nước nói chung tại địa phương thông qua một hệ thống thoát nước đô thị tích hợp và phân cấp. Một mạng lưới các biện pháp tại địa phương ngăn chặn tải nước cao và làm giảm áp lực trên các con sông trong các sự kiện mưa bão cao điểm. Nước mưa được thu bởi một mạng lưới toàn diện của cống rãnh, kênh rạch, sông ngòi, hồ ao, trước khi được chuyển đến các hồ chứa nước ngọt để lưu trữ. Điều này góp phần vào mục tiêu của việc sử dụng 2.400 mm nước mưa hàng năm để cung cấp nước ngọt (PUB 2011).
Các hoạt động tự nhiên hóa cho kênh rạch từng bị kè hóa bằng bê-tông trong công viên Bishan, một trong những dự án thí điểm của chương trình ABC Waters, nhằm mục đích đáp ứng những thách thức hiện tại và tương lai như
thiếu nước ngọt, dân số ngày càng gia tăng, ô nhiễm nguồn nước, cũng như tăng lượng mưa và mực nước biển do biến đổi khí hậu. Với một cách tiếp cận hoàn toàn mới, công viên Bishan kết hợp các giải pháp kỹ thuật với thiết kế cảnh quan chất lượng cao, và quản lý nước mưa tại địa phương bằng cách thẩm thấu, thu gom, bay hơi và làm sạch sinh học, cũng như tích hợp các tiềm năng của việc thay đổi mực nước trong thiết kế. Các biện pháp hỗ trợ khác như làm sạch và giảm nước chảy tràn có thể được tiếp tục được thông qua các giải pháp như mái nhà và mặt tiền xanh, vườn mưa, tái sử dụng nước, môi trường sinh thái sạch và lọc rác trong các khu dân cư liền kề (Dreiseitl & Grau 2009). Đánh dấu mức lũ và hệ thống cảnh báo cũng đã được cài đặt để cảnh báo cộng đồng trong trường hợp mực nước gia tăng đột ngột.
Hình I-A.25: Sông Kallang trong công viên Bishan trước và sau khi tái tạo cảnh quan tự nhiên (lúc mực nước thấp và cao) (Atelier Dreiseitl 2009)
Hình I-A.26: Thiết kế cảnh quan cho công viên Bishan (Atelier Dreiseitl 2009)
Làm sạch sinh học: đầm lầy nhân tạo, giúp làm sạch nước mà không dùng hoá chất.Nước sạch sau đó được chuyển vô sân chơi nước
Sông Kallang: trước đây bị kè hoá bằng xi-măng, giờ đã được tự nhiên hoá, được tái tạo đường cong và cho nước chảy qua
Sân chơi nước: mực nước thấp, sân chơi cho trẻ em
Đồi tái sử dụng: Các tảng xi- măng dùng để kè hoá sông nay được sắp xếp lại thành một sắp đặt mang tính thẩm mĩ cao
TRƯỚC
SAU - KHI NUỚC THẤP
I-A. Quản lý Ngập do Triều cường và từ Sông ngòi
nước qua nhiều chức năng, chẳng hạn như chức năng đô thị chọn lọc, giải trí, sản xuất năng lượng tái tạo, sản xuất lương thực địa phương, lưu trữ nước, giảm lũ lụt.
Dự án Hackbridge nằm ở London Borough vùng Sutton, đông nam nước Anh, trên lưu vực thượng nguồn của sông Wandle. Sutton dự kiến sẽ tăng 40% số nhà ở theo kế hoạch của Borough. Tuy nhiên, 5% diện tích đất của Sutton có nguy cơ lũ lụt từ sông ở mức trung bình, và thêm 5% diện tích đất nằm trong vùng có nguy cơ lũ lụt cao hoặc vùng chức năng ngập. Vì vậy,