Phương pháp tiếp cận chung

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 70)

Có các giải pháp khác nhau có thể được sử dụng để quản lý làm mát đô thị. Một số giải pháp có tác dụng trên tầm vi mô, trong khi những giải pháp khác phải được quy hoạch và triển khai thực hiện trên quy mô đô thị, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến các hành lang thông gió chính. Điều này có nghĩa rằng các chiến lược thích ứng khí hậu phải được ứng dụng vào quy hoạch chung và quy hoạch các cấp khác (Gill et al 2009). Trong một siêu đô thị như TP. HCM, chi phí cho điều hòa không khí ở cấp công trình cho sự gia tăng 1°C sẽ dẫn đến thất thoát hàng triệu đôla (Storch et al. 2009). Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với nhiệt độ gia tăng ở đô thị là hết sức cần thiết. Mặc dù việc quản lý nhiệt độ tăng phụ thuộc nhiều vào các thông số cụ thể và điều kiện địa phương, vẫn có một số quy tắc quản lý chung như sau:

• Tỷ lệ bề mặt trồng cây càng lớn, khu vực xung quanh càng mát và nhiệt độ vào ban đêm càng giảm.

• Thông gió càng tốt, hiệu quả làm mát càng cao.

• Các bề mặt cỏ cây ẩm ướt càng lớn, hiệu quả làm mát càng cao.

• Mặt nước mở càng lớn, hiệu quả hỗ trợ làm mát càng cao.

• Nếu các điều kiện trên càng được tích hợp, việc làm mát đô thị càng có thể đạt được.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phối hợp các giải pháp, sẽ có một số mâu thuẫn cần được xem xét. Ví dụ, trồng cây giúp giảm nhiệt độ bằng bóng đổ và quá trình bốc hơi, tuy nhiên các loại cây có tán rộng và trồng quá dày đặc có thể dẫn đến giảm lưu thông không khí, và gia tăng căng thẳng nhiệt cũng như khả năng tăng ô nhiễm không khí.

Các mâu thuẫn sẽ được trình bày cùng với các giải pháp đề xuất trong các trang

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)