Hồ thẩm thấu

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)

Hồ thẩm thấu là nơi được đào sâu để lưu nước chảy tràn bề mặt và để nước dần dần thấm qua các lớp đất của các hồ. Giải pháp này giúp loại bỏ hiệu quả các chất ô nhiễm và bổ sung vào nguồn nước ngầm để cân bằng tài nguyên nước. Tuy nhiên, thiết kế hồ thẩm thấu phụ thuộc phần lớn vào loại đất và dung tích không gian có sẵn.

Trong trường hợp nước chảy tràn khẩn cấp sau một trận mưa to, ống dẫn tràn có thể được bổ sung cho hồ thẩm thấu. Cần lưu ý rằng hồ thẩm thấu khác mương dẫn nước: trong khi hồ thẩm thấu có hình dạng bất kỳ, mương dẫn nước có hình dạng tuyến tính.

Nhìn chung, các lưu vực xâm nhập có thể được phân loại thành:

• Hồ ướt:

Vĩnh viễn có nước với hệ thủy sản và thực vật nước, nằm chủ yếu xung quanh rìa hồ (Hình I-B.9). Thời gian lưu nước qua nhiều ngày tạo điều kiện tốt hơn các ao giữ nước tạm, cũng như về mặt xử lý sinh học. Các khối cản có thể được sử dụng trong thiết kế của hồ dưới hình thức của hòn đảo, doi đất hoặc bãi cát ngầm. Các khối cản tăng tính thẩm mỹ và tạo ra sự thay đổi trong môi trường sống của sinh thực vật.

• Hồ khô:

Là đập khô, thiết kế để nước mưa thẩm thấu vào đất. Khác với hồ ướt, hồ khô không có nước trong suốt tất cả các mùa, và chỉ chứa đầy nước tạm thời trong và ngay sau cơn mưa (Hình I-B.10). Hồ khô được thiết kế để chứa nước mưa trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ sau khi một cơn mưa lớn, hoặc 12 đến 48 giờ đối với các hồ khô mở rộng. Yếu tố này khiến cho hồ khô được phổ biến hơn hồ ướt, do nó không cho phép muỗi sinh sản.

Hồ khô thường được trồng với các loài thực vật có thể tồn tại cả trong điều kiện khô hoặc ẩm ướt trong một thời gian dài. Với lớp đất tơi xốp của hồ và hệ thống rễ của thảm thực vật, quá trình thẩm thấu được khuyến khích, tính ẩm của đất được duy trì và các vi sinh vật được khuyến khích. Nhìn chung, hồ khô và

Hình I-B.9: Mặt cắt của một hồ ướt (Phỏng theo US. Environment protection agency) Cửa cống Phần đấp đất cho trường hợp cực đoan Cột đo độ dâng Ống dẫn Niền sắt chống thấm Bể lắng Bế trước Dòng chảy vào Mức lũ 100 năm Mức lũ 10 năm Mức lũ 2 năm Mức nước bình thường Nắp đậy

Hình I-B.8: Một vườn mưa nhỏ

ẢNH:

NCSU-BAE

/ Atlanta Regional Commission /

hồ ướt phù hợp nhất với hệ thống thoát nước của khu vực nhỏ hơn 4ha.

• Vườn mưa:

Quy mô nhỏ hơn hồ khô, phù hợp được tích hợp trong vườn nhà. Vườn mưa được thiết kế để xử lý nước mưa của khu đất nhỏ, chẳng hạn nước mưa từ khu đỗ xe, mái nhà, và lối vào. Vườn mưa thường nằm gần ống thoát nước từ mái nhà. Các loại thực vật sử dụng trong vườn mưa không chỉ được lựa chọn để hỗ trợ việc thẩm thấu mà còn để tăng tính thẩm mỹ. Thực vật bản địa được khuyến khích sử dụng để giảm chi phí bảo trì và thu hút sinh vật bản địa (Hình I-B.11).

Thiết kế hồ thẩm thấu cần phải xem xét cẩn thận về vị trí khu đất. Tỷ lệ thẩm thấu kém hiệu quả tại các điểm có mực nước ngầm cao, khi khoảng cách từ mực nước ngầm cao nhất đến bề mặt thấm ít hơn 1,5 m. Tốc độ thấm từ 2 đến 5 cm/ giờ được xem là phù hợp. Đất nên có hàm lượng sét ít hơn 20% và hàm lượng cát mịn nhỏ hơn 40% (MDE, 2000). Đáy của hồ nên càng phẳng càng tốt để cải thiện tỷ lệ thấm nước. Vị trí của hồ nên xa giếng uống nước để tránh nguy cơ ô nhiễm.

Hình I-B.10: Mặt cắt điển hình của một hồ khô

Hình I-B.11: Mặt cắt điển hình của một vườn mưa

Van Nước chảy mặt Cống dẫn kín mặt Gờ chắn có lỗ Giếng thăm

Đất tự nhiên hiện hữu có khả năng thấm tốt Hỗn hợp đất cát có

khả năng thấm tốt

Nước chảy mặt

Cây địa phương:

hấp thu nước mưa và chất ô nhiễm, đồng thời thư hút ong bướm Lớp đất hỗn hợp: 50-60% cát, 20-30% composit, 20-30% đất mặt Bộ rễ: lấy chất dinh dưỡng, tạo ra vi sinh và thẩm thấu

Nền sỏi (nếu cần)

Khu vực hồ: thẩm thấu

Sỏi, đá / mương có trồng cây hoặc ống dẩn nước

Máng nước

Cửa chảy tràn (nếu cần thiết)

Cây sống được trong cả môi trường ngập và khô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không nén chặt đất nền

I-B. Quản lý Nước mặt

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 46 - 48)