Vườn trong vịnh, Singapore

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 92)

Quy hoạch phát triển cho khu phía nam Marina là một phần của dự án Vườn sinh thái mới trong vịnh của Singapore. Dự án nhằm mục đích tạo ra một điểm đến mới trong thành phố, được thiết kế như một mạng lưới các hệ sinh thái riêng biệt với hiệu quả cải thiện môi trường tối đa. Tại khu vườn ở phía Nam Marina này một số các cấu trúc ngoạn mục nhất được xây dựng: một khu rừng “Supertrees” với chiều cao 5-25m và hai máy làm mát bằng nước, được coi là nhà kính kiểm soát khí hậu lớn nhất thế giới. Các “Supertrees” là kiểu cấu trúc cây thống trị cảnh quan khu

Vị trí Singapore

Nhiệt độ tối đa: 31 °C (Tháng 7) tối thiểu: 23 °C (Tháng 1) Số giờ

nắng 4,5 - 6,5 giờ/ ngày Hướng gió Đông nam, Đông Bắc, Tây

Nam

Diện tích 101 ha (Master Plan) Chủ đầu tư National Parks Board

Singapore Nhà tư vấn Grant Associates Thiết kế 2006-2012 Giải pháp

áp dụng Supertrees, Các yếu tố che nắng, Vỉa hè phản chiếu tốt

Hình II-B.14: Giai đoạn hình thành ý tưởng

Hình II-B.15: Kết cấu của các „Supertrees“

ẢNH:

Ronald Eckert

vườn. Chúng được lên trồng như khu vườn thẳng đứng nhằm thực hiện một nhiều chức năng, ví dụ như để trồng cây, để tạo bóng mát và cung cấp các chức năng sinh thái khác nhau cho các khu vườn. Các “Supertrees” cũng giúp không khí lưu thông với chức năng như là một phần của hệ thống làm mát. Để tăng khả năng tiếp cận giữa các khu vườn và các khu vực địa hình xung quanh cho người đi bộ và xe cộ, các trạm giao thông công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch. Thiết kế cảnh quan địa hình hứa hẹn sẽ tạo ra không gian thông thoáng với những cơn gió nhẹ nhàng, mát mẻ. Đồng thời cùng các tán cây, giàn cây và các cấu trúc khác như hệ thống làm mát bằng nước và những “Supertrees” sẽ cung cấp bóng mát và nơi trú ẩn trong hầu

hết các bộ phận của khu vườn. Luôn luôn lưu ý tới vấn đề môi trường, các khu vườn được thiết kế áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Một hệ thống hồ có tính thẩm mỹ và thủy văn cao được tích hợp vào các thiết kế trong lưu vực vườn. Nó có tác dụng trữ nước thải ra từ trong khu vườn và hoạt động như một bộ lọc sinh thái tự nhiên, làm sạch nước bằng cây thủy sinh. Để bổ sung cho các “Supertrees”, các tán và giàn cây trồng tự nhiên, các biện pháp khác để làm mát không gian mở cũng được áp dụng như phủ xanh và che nắng các mái vòm đi bộ, hoặc dùng vật liệu phản chiếu trên các vỉa hè.

Hình II-B.16: Ví dụ về sử dụng vật liệu sáng màu để phản chiếu ánh sáng và hành lang che nắng

Hình II-B.17: Một hành lang có mái che cho người đi bộ (Photo: Eckert R.)

II-B. Quản lý Bức xạ Mặt trời

Tài liệu tham khảo & Thông tin bổ sung

Emmanuel, M. R. (2005): An Urban Approach to Climate-Sensitive Design. Stategies for the Tropics. Abingdon, Oxon: Spon Press.

Huỳnh, C. and Eckert, R. (2012): Reducing Heat and Improving Thermal Comfort through Urban Design – A Case Study in Ho Chi Minh City. In: International Journal of Environmental Science and Development, Vol. 3, No. 5, pp. 480-485.

Gartland, L. (2010): Heat Islands. Understanding and Mitigating Heat in Urban Areas. Lon- don: Earthscan Ltd.

MKULNV NRW (Ministerium für Umwelt und Naturschutz, Landwirtschaft und Verbrauch- erschutz des Landes Nordrhein-Westfalen), Ed. (2010): Handbuch Stadtklima. Maßnahmen und Handlungskonzepte für Städte und Ballungsräume zur Anpassung an den Klimawandel. Düsseldorf: MKULNV NRW.

Shaw, R., Colley, M., and Connell, R. (2007): Climate Change Adaptation by Design: A Guide for Sustainable Communities. London: TCPA.

Các dự án điển hình

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)