Thu nước mưa là một lựa chọn bền vững để tăng nguồn nước sử dụng trong khu vực khan hiếm nước hay thiếu nước máy. Giải pháp này đã được sử dụng rộng rãi để bổ sung nguồn nước trong khu vực nông thôn của Việt Nam trong nhiều thế kỷ (Nguyễn 2007). Tuy nhiên, gần đây nó đã bị giảm tầm quan trọng, một phần là do nguồn nước cấp đô thị đã được cải thiện và có giá thành rẻ, một phần vì quan niệm cho rằng nước mưa là nguồn nước không vệ sinh. Trên một khía cạnh khác, thu gom nước mưa đã được chứng minh là một kỹ thuật quan trọng để giảm thiểu nước chảy tràn bề mặt trên một diện tích rộng, và giảm thiểu áp lực trên hệ thống cống rãnh để thoát nước ra sông. Phương pháp thu gom nước mưa hàng loạt tại nguồn trong một lưu vực, đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, bằng cách thu gom
và sau đó lưu trữ nước trong các bồn chứa giúp làm giảm dòng chảy tràn cao điểm trong đô thị (Jha, Bloch & Lamond 2012).
Đối với một hệ thống như vậy, các phương pháp trữ nước cần phải phù hợp đối với nhiều mục đích tái sử dụng khác nhau. Hệ thống chứa cho hộ gia đình có thể là đơn giản là thùng nước, trong khi quy mô trữ nước lớn hơn sử dụng bồn chứa trên mái, hay bồn chứa trên hoặc dưới mặt đất. Chi phí lắp đặt ban đầu và mua các thiết bị của giải pháp này có thể là tương đối cao. Do vậy, đối với TP. HCM, áp dụng hệ thống thu gom nước mưa khổ lớn nên ưu tiên trước cho các tòa nhà công cộng và các tòa nhà có bề mặt mái nhà lớn. Nhà ở gia đình được khuyến khích sử dụng hệ thu nước đơn giản như thùng nước phi hoặc bể trên sân thượng.
Nước mưa được lưu trữ có thể được sử
Hình I-B.14: Hệ thống thu nước mưa trên mặt đất với chức năng chảy tràn và tái sử dụng
1