Phương pháp tiếp cận chung
Có các giải pháp khác nhau có thể được sử dụng để quản lý làm mát đô thị. Một số giải pháp có tác dụng trên tầm vi mô, trong khi những giải pháp khác phải được quy hoạch và triển khai thực hiện trên quy mô đô thị, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến các hành lang thông gió chính. Điều này có nghĩa rằng các chiến lược thích ứng khí hậu phải được ứng dụng vào quy hoạch chung và quy hoạch các cấp khác (Gill et al 2009). Trong một siêu đô thị như TP. HCM, chi phí cho điều hòa không khí ở cấp công trình cho sự gia tăng 1°C sẽ dẫn đến thất thoát hàng triệu đôla (Storch et al. 2009). Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với nhiệt độ gia tăng ở đô thị là hết sức cần thiết. Mặc dù việc quản lý nhiệt độ tăng phụ thuộc nhiều vào các thông số cụ thể và điều kiện địa phương, vẫn có một số quy tắc quản lý chung như sau:
• Tỷ lệ bề mặt trồng cây càng lớn, khu vực xung quanh càng mát và nhiệt độ vào ban đêm càng giảm.
• Thông gió càng tốt, hiệu quả làm mát càng cao.
• Các bề mặt cỏ cây ẩm ướt càng lớn, hiệu quả làm mát càng cao.
• Mặt nước mở càng lớn, hiệu quả hỗ trợ làm mát càng cao.
• Nếu các điều kiện trên càng được tích hợp, việc làm mát đô thị càng có thể đạt được.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phối hợp các giải pháp, sẽ có một số mâu thuẫn cần được xem xét. Ví dụ, trồng cây giúp giảm nhiệt độ bằng bóng đổ và quá trình bốc hơi, tuy nhiên các loại cây có tán rộng và trồng quá dày đặc có thể dẫn đến giảm lưu thông không khí, và gia tăng căng thẳng nhiệt cũng như khả năng tăng ô nhiễm không khí.
Các mâu thuẫn sẽ được trình bày cùng với các giải pháp đề xuất trong các trang
II-A. Quản lý Làm mát Đô thị
Làm mát đô thị nên được tích hợp cả giảm thiểu và thích ứng với nhiệt độ cao. Quy hoạch đô thị, đặc biệt là quy hoạch phân khu, phải đảm bảo một mức độ phù hợp của không gian xanh, được liên kết với nhau, để phục vụ như là nơi sản xuất không khí trong lành. Bên cạnh đó, việc thông gió tốt cũng nên được bảo đảm. Làm mát đô thị là một yếu tố quan trọng của để nâng cao sự thoải mái và chất lượng của không gian đô thị.
ẢNH:
sau. Thêm vào đấy, các bản đồ phân tích nhiệt cũng được thể hiện để chỉ ra những thay đổi dự kiến của nhiệt độ trong các kịch bản khác nhau. Việc so sánh giữa các mô hình khác nhau theo từng giải pháp sẽ xác định tính hiệu quả của từng giải pháp và do đó, hỗ trợ sự lựa chọn giải pháp thích hợp. Ngoài ra, tính khả thi về kỹ thuật và hiệu quả chi phí của các giải pháp cũng cần phải được xem xét. GHI CHÚ tốc độ v 2 (m/s) 4 (m/s) 6 (m/s) 8 (m/s) 10 (m/s)
Hình II-A.2: Mô hình trên máy tính biểu diễn sự ảnh hưởng của sự thông gió với hướng công trình (Huỳnh & Eckert)
TRƯỚC SAU
Hình II-A.1: Sự ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự thông gió, so sánh với môi trường tự nhiên ở vùng ngoại ô (Phỏng theo Hồng Kông Observatory)
• Gần mặt đất, tốc độ gió bị giảm đi
• Sự thông gió bị giảm • Sự bay hơi bị giảm Gió mạnh giúp giảm
phóng nhiệt và kích thích sự bay hơi
NÔNG THÔN ĐÔ THỊ
II-A. Quản lý Làm mát Đô thị
nên được xem xét.
Trong các khu vực chưa phát triển đô thị, lưu lượng gió là chủ yếu chịu ảnh hưởng của địa hình và các mặt nước lớn (ib: 116). Trên khu vực đã phát triển đô thị, các tòa nhà và cây cối là những yếu tố chính làm ảnh hưởng đến hướng gió. Thành phố càng lớn và dày đặc, thì sự có mặt của không gian rộng mở bên trong và bao quanh thành phố càng quan trọng (MKULNV NRW 2010). Bất kỳ các xâm phạm đến các hành lang thông gió này nên được giới hạn; và biên giới của các hành lang nên được xác định rõ trong quy hoạch. Ở Đức, ví dụ, các hành lang thông gió này được quy định bởi quy hoạch sử dụng đất. Hành lang thông gió chính của TP. HCM, là hướng từ phía tây nam đến phía đông bắc như có thể được nhìn thấy từ các bản đồ khí hậu đô thị (Hình II-A.4).