bao giờ trở thành dòng chảy, thay vào đó là được ngấm vào đất hoặc bốc hơi. Cây, cây bụi, cỏ, bề mặt các chất hữu cơ, và tất cả các loại đất đóng một vai trò trong cảnh quan hấp thụ này. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một số lượng đáng kể nước mưa được hấp thụ bởi các tán cây (tức là, chưa
chạm đến mặt đất). Cây có chức năng giữ nước mưa, làm chậm lại tốc độ rơi xuống mặt đất. Mặc dù một số lượng nước mưa có thể tích hợp lại và rơi xuyên qua các tán, phần lớn bị trì hoãn trước khi rơi xuống mặt đất, qua lá hoặc trên cành cây, tạo ra những giọt nhỏ. Số còn lại chảy xuống cành và nhánh cây để trở thành thân dòng chảy ở thân cây (Lanarc Consultants 2005).
Đất là cơ chế cảnh quan quan trọng nhất để lưu trữ nước mưa. Đất cảnh quan thường lưu trữ từ 7% (đối với cát) đến 18% (đối với mùn) trữ lượng nước trước khi trở thành bão hòa với đất tự nhiên hay kết hợp với dòng chảy mặt. Cấu trúc
Hình I-B.7: Các cách hấp thụ nước mưa khác nhau của cảnh quan hấp thụ nước 1 2 3 4 5 6 8 9 7 10 1 Hấp thụ qua tán lá
2 Tích hợp và rơi xuyên qua tán lá tán lá
3 Bay hơi
4 Lưu giữ nước ngầm
5 Thẩm thấu qua đất
6 Thẩm thấu qua lớp thảm thực vật thực vật
7 Dòng chảy ngầm
8 Nước đã được cải thiện chất lượng lượng
9 Nguồn nước ngầm sâu bên dưới bên dưới
10 Bề mặt không thấm và sự chảy bề mặt bề mặt
ẢNH:
của lớp đất bề mặt đóng một vai trò cơ bản trong việc quản lý nước mưa. Trong điều kiện tự nhiên, thực vật bề mặt cung cấp một lớp chất hữu cơ, được lẫn với giun đất và vi khuẩn. Thảm thực vật và chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất và góp phần tạo ra các khoang trống trong đất. Đây là điều cần thiết tạo điều kiện cho việc thẩm thấu và khả năng bay hơi. Để tối ưu hóa quá trình thẩm thấu, lớp đất bề mặt nên có hàm lượng hữu cơ cao (khoảng 10-25%). Thảm thực vật bề mặt nên là cây thân thảo với bộ rễ chùm (cây bụi hoặc cỏ), cây rụng lá với mật độ lá cao, hoặc cây rừng hỗn tạp.
Nước chảy bề mặt ở khu vực cảnh quan có thể được giảm lên đến 50% bằng cách cung cấp một lớp đất 300mm thấm nước, ngay cả trong điều kiện ẩm ướt, khi khả năng thấm của đất thấp (Lanarc Consultants 2005).
Giảm bề mặt không thấm nước cũng là một chiến lược để tăng cảnh quan hấp thụ nước. Dựa trên bản vẽ thiết kế đô thị hiện tại cho các khu dân cư mới ở TP. HCM, giải pháp giảm bề mặt không thấm nước có thể đạt được bởi các chiến lược như:
• Giảm dấu chân xây dựng • Giảm độ rộng đường
• Giảm tiêu chuẩn đậu xe và diện tích đỗ xe bề mặt
• Giảm bề mặt vật liệu không thấm nước trong các không gian mở có chức năng giải trí.
Bảng I-B.1: Hệ số thấm của các loại đất khác nhau
Loại đất Tỷ lệ thấm điển hình (m/h) Các loại đất thấm tốt Sỏi 10 - 1000 Cát 0.1 - 100 Cát pha đất sét 0.01 - 1 Đất sét pha cát 0.05 - 0.5 Đất sét 0.001 - 0.1 Đất sét phù sa 0.0005 - 0.05 Đá vôi 0.001 - 100 Đất sét pha cát và sạn 0.001 - 0.1 Các loại đất thấm yếu Đất sét phù sa pha sạn 0.00005 - 0.005 Sạn < 0.0001 Đất đá 0.00001 - 0.01 Đá 0.00001 - 0.1 (Phỏng theo CIRIA 2007)
I-B. Quản lý Nước mặt