I-B Quản lý Nước mặt

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

I-B. Quản lý Nước mặt

Phương pháp tiếp cận chung

Mục đích chính thông thường của việc quản lý nước trong đô thị với một mức độ bề mặt không thấm cao là để thoát nước mưa càng nhanh càng tốt. Trên một quy mô nhỏ, thoát nước nhanh có thể là một giải pháp tốt, nhưng điều này thường dẫn đến việc nước chảy bề mặt được di chuyển đến một khu vực khác ở hạ lưu và gây nên vấn đề mới. Ngoài ra, cách thoát nước nhanh cũng dẫn đến làm sụt giảm tầng nước ngầm. Kết quả là, các vấn đề liên quan đến tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn sẽ diễn ra dễ dàng hơn trong mùa khan hiếm nước, điều mà dự kiến cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn (MoTPWWM 2000). Một cách tiếp cận quản lý nước toàn diện sẽ ngăn chặn các vấn đề nảy sinh liên quan đến nước và nâng cao an toàn cho quản lý nước vùng hạ lưu. Để đạt được mục tiêu này, “Chiến lược ba bước” được đề xuất (Hình I-B.3). Chiến lược ba bước: Thẩm thấu, Lưu trữ, và Thoát nước là các chiến lược chung cho

việc quản lý nước mặt ở lưu vực sông. Mục đích là giữ nước mưa càng lâu càng tốt tại lưu vực xảy ra mưa bằng cách tự nhiên hoặc các hồ chứa nhân tạo. Nước thừa chỉ được xả khi các biện pháp giữ nước đã được sử dụng hết công suất. Chương này giới thiệu các biện pháp để thực hiện một hệ thống quản lý nước mưa và nước mặt nêu trên. Những biện pháp này có thể được phân loại dựa trên ”Chiến lược ba bước” như sau (Hình I-B.3):

• Thẩm thấu • Lưu trữ

• Thoát nước và vận chuyển

Như đã đề cập trước đó, nước sẽ được giữ càng lâu càng tốt, ngay cả trong điều kiện khô hay bình thường. Mục đích là để ngăn chặn sự suy giảm mực nước ngầm và hạn chế dòng chảy ra “ngoài địa phương”. Chiến lược “không có dòng chảy ra ngoài” đòi hỏi nỗ lực phù hợp theo từng khu vực. Các mục tiêu hành động chi tiết để ngăn ngừa sự sụt

Hình I-B.2: Hệ thống thoát nước gộp phổ biến tại TP. HCM

I-B. Quản lý Nước mặt

Trong quá trình đô thị hóa nhanh của TP. HCM, diện tích bề mặt không thấm nước đã được tăng gấp đôi trong vòng 17 năm, 1989-2006 (Trần & Hà 2007). Điều này đã dẫn đến một sự gia tăng tương ứng đối với nước chảy bề mặt. Trong khi đó, lượng mưa trong thành phố đã tăng lên đáng kể (Hình I-B.1), chủ yếu do ảnh hưởng của hiện tượng đảo nhiệt đô thị và biến đổi khí hậu. Những sự kiện này đặt ra thách thức to lớn trong việc quản lý nước mặt.

Hình I-B.1: Số lượng các sự kiện mưa lớn ở TP. HCM từ 2009 đến 2012 (SCFC 2012) 2009 2010 2011 2012 50 46 42 38 34 Số lư ợng xảy ra Năm

Hình I-B.3: “Chiến lược ba bước” để giảm thiểu vấn đề nước chảy bề mặt

giảm tầng nước ngầm và sự nhập mặn, cũng như cải thiện chất lượng nước nên được xác định (MoTPWWM 2000). Trên thế giới, hiện có các phương pháp Quản lý nước mưa tích hợp ứng với quy mô đô thị được đặt với nhiều tên khác nhau. Khái niệm về Hệ thống thoát nước đô thị bền vững (SUDS) được phát triển tại Anh có lẽ là giải pháp được biết tên nhiều nhất (CIRIA 2007). Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khái niệm về Thiết kế đô thị nhạy cảm với nước (WSUD), có nguồn gốc ở Úc, thì phổ biến hơn. WSUD có thể được giải thích cách đơn giản nhất là sự tương tác giữa các hình thái đô thị (bao gồm cả cảnh quan đô thị) và vòng tuần hoàn nước đô thị bao gồm ba dòng nước đô thị là nước sạch, nước thải, và nước mưa. Các nguyên tắc chung của WSUD tập trung vào việc đạt được quản lý vòng

tuần hoàn nước tổng hợp cho các khu vực đô thị mới và khu vực đô thị cải tạo. Mục đích của những nguyên tắc này là: • Giảm nhu cầu nước sinh hoạt thông

qua việc sử dụng các thiết bị và phụ kiện nước hiệu quả, thu gom nước mưa và tái sử dụng nước thải. • Giảm thiểu lượng nước thải và xử

lý nước thải phù hợp tiêu chuẩn cho việc tái sử dụng, và/hoặc thải ra mội trường nước tự nhiên.

• Xử lý nước mưa và nước mặt phù hợp tiêu chuẩn cho việc tái sử dụng, và/hoặc thải ra mội trường nước tự nhiên.

• Sử dụng nước mưa và nước mặt trong cảnh quan đô thị để tận dụng cho các hoạt động và tiện nghi giải trí

trong đô thị (PUB 2011). Hình I-B.4: Mặt cắt điển hình của một hệ thống SUDS trong một khu vực dân cư

Thẩm thấu Lưu giữ Thoát nước

I-B. Quản lý Nước mặt

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)