Các giải pháp đề xuất Thẩm thấu

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 42)

Dòng chảy từ mặt đường và vỉa hè lát mặt có thể được giảm bằng cách thay thế bằng vật liệu lát mặt có khả năng thấm nước. Vật liệu lát mặt thấm nước cho phép nước được thẩm thấu vào lòng đất, do chúng làm bằng vật liệu xốp, hoặc do có cách lát tạo ra khoảng trống giữa các đơn vị vật liệu. Vật liệu lát mặt thấm nước có thể được áp dụng vào những chỗ ít (hoặc không có) lưu lượng giao thông (ví dụ như đường lái xe vào, khúc cua, vỉa hè, bãi đậu xe). Phần đất nền cũng cho phép lưu trữ nước mưa, thông thường bằng những khoảng trống giữa các hạt vật liệu nền. Sau khi nước thấm qua vật liệu lát mặt, nó tiếp tục từ từ thấm vào lòng đất.

Ngoài ra, trong trường hợp phải bảo vệ nước ngầm khỏi ô nhiễm, phần đất nền và phần đất bên hông có thể phải được niêm phong, nước được phép thấm vào ống dẫn có lỗ, nhưng tốc độ chảy chậm hơn rất nhiều so trong một hệ thống cống thông thường (Hình I-B.5). Việc thấm nước không được khuyến khích trong khu vực đô thị có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm (Work Bank 2011). Cấu trúc điển hình của một hệ thống lát nền thấm nước bao gồm nhiều lớp (Hình I-B.6). Lớp trên cùng là lớp vật liệu lát nền thẩm thấu, có thể dày từ 10-15 cm. Trong lớp này, các hạt cát có đường kính nhỏ hơn 2 mm được loại bỏ, tạo ra một không gian trống trong vật liệu đến 18-20%. Lớp tiếp theo là một lớp hạt đá nghiền với đường kính khoảng 2 cm, tiếp theo là lớp lọc và bộ lọc bằng những vật liệu lọc kĩ như cát, sỏi. Dưới cùng là lớp trữ nước nếu cần thiết, và có thể đi kèm với ống thoát nước. Dưới lớp này sẽ phần đất tự nhiên. Trong trường hợp thẩm thấu không nên được thiết lập trong một khu vực cụ thể, một lớp không thấm nước có thể được sử dụng giữa lớp trữ nước và phần đất tự nhiên, cho phép hệ thống này hoạt động như một hồ chứa với dòng chảy thoát vào các đường ống thoát nước (Novotny et al. 2010).

Có nhiều lợi ích cho việc sử dụng vật liệu lát nền thẩm thấu, lợi ích chính là

Hình I-B.5: Sự kết hợp giữa các bề mặt thẩm thấu và một cống thoát nước bề mặt nối nhau bởi một ống thoát nước thẩm thấu

Các giải pháp đề xuất Thẩm thấu Thẩm thấu Cho thẩm thấu Vật liệu thẩm thấu Ống thẩm thấu Cổng ra ẢNH:

giảm lên đến 30% nước chảy bề mặt so với thông thường. Nếu vỉa hè được thiết kế phù hợp, đến một phần ba thời nước chảy bề mặt có thể được lưu trữ và sau đó thẩm thấu vào mặt đất tự nhiên. Kết quả là tầng nước ngầm được tái bổ sung nguồn nước - đây có thể coi là lợi ích quan trọng thứ hai. Những lợi ích khác là việc giảm việc xây dựng hệ thống cống thoát nước, loại bỏ các chất gây ô nhiễm của nước chảy bề mặt vào các lớp đất (Novotny et al. 2010). Khi thiết lập hệ thống vỉa hè thấm nước, lưu ý rằng mực nước ngầm tại vị trí thiết kế phải có chiều cao cao hơn 1m tới lớp nền của cấu trúc (CIRIA 2007). Do đó vỉa hè thấm nước chỉ có hiệu quả trong các khu vực có mực nước ngầm thấp ở TP. HCM.

Hình I-B.6: Cấu trúc điển hình của các cách lát gạch thẩm thấu (Phỏng theo BSU Hamburg)

• Cỏ • 3 - 5 cm cát hoặc or sỏi vụn • 20 - 30 cm Đất thịt • Đất nền • Cỏ • 3 - 5 cm cát hoặc sỏi vụn • 15 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Gạch lát có lỗ hoặc cỏ • 3 - 5 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Gạch lát có lỗ trồng cỏ • 3 - 5 cm Sỏi và Đất thịt hỗn hợp • 15 - 30 cm Lớp sỏi lớn • Đất nền • Vật liệu lát mặt có khả năng thấm hoặc không kín mặt • Lớp nền lót • Lớp nền thẩm thấu • Lớp nền chặt

I-B. Quản lý Nước mặt

Một phần của tài liệu cẩm nang quy hoạch và thiết kế đô thị tp hồ CHÍ MINH (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)