Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 117 - 121)

4 Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy

3.2.4.Tăng cường quản lý hoạt động học tập của học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh giúp các em có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tự giác trong học tập.

Giúp học sinh có phương pháp học tập phù hợp với từng môn học, phù hợp với năng lực học sinh để ngày một nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Quản lý tốt HĐDH để phân loại học sinh, từ đó có phương pháp giảng dạy phù hợp. Phát hiện kịp thời những học sinh khá giỏi để có kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi; phụ đạo học sinh yếu kém.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh .

- Bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh. - Quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh trên lớp. - Quản lý việc tự học của học sinh.

- Điều tra phân loại HS, bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém. - Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm cho học sinh học tập nội quy của nhà trường. Từ đó, học sinh hiểu và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nền nếp để đạt được kết quả cao trong học tập.

+ Giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình. Biên chế các tổ phù hợp với địa bàn cư trú của học sinh.

+ Giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về quản lý học sinh trong tiết dạy của mình, là người phát hiện ra học sinh khá, giỏi, học sinh yếu kém trong học tập.

+ Tổng phụ trách và ban chỉ huy liên đội, đội ngũ cán sự lớp, theo dõi các cá nhân và tập thể thực hiện nề nếp học tập. Cuối tuần có tổng hợp, đánh giá, phê bình và khen thưởng kịp thời.

+ Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nền nếp học tập của học sinh và báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản tình hình thực hiện nền nếp của học sinh thông qua cuộc họp giao ban công tác chủ nhiệm hàng tháng với ban giám hiệu.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp rà soát tồn bộ số học sinh của lớp mình, điều tra nắm bắt hồn cảnh gia đình từng học sinh … Căn cứ kết quả học tập các năm trước để phân loại học sinh về khả năng tiếp thu kiến thức, ý thức rèn luyện đạo đức. Giám sát chặt chẽ, động viên khích lệ kịp thời những học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện; phê bình, xử lý những học sinh chậm tiến.

+ Họp hội đồng chủ nhiệm hàng tháng, kết hợp với đội TNTP HCM tổ chức kiểm tra -đánh giá việc thực hiện nề nếp của học sinh. Đây là những căn cứ để đánh giá xếp loại lớp, cá nhân trong việc thực hiện nề nếp học tập.

b. Bồi dưỡng động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh.

+ Tổ chức cho học sinh thăm quan phòng truyền thống của trường; nghe giới thiệu về sự phát triển nhà trường, thành tích học tập của các khố học sinh đi trước. Giới thiệu các phong trào hoạt động, những thành tích đã đạt được, những tấm gương học sinh xuất sắc vượt khó trong học tập.

+ Sự chỉ bảo ân cần, nhiệt tình của các thầy cơ giáo chính là động lực để lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

+ Mỗi thầy giáo, cô giáo cần tự rèn luyện mình trở thành “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để các em HS soi vào đó mà rèn luyện, tu dưỡng bản thân.

+ Trường học cần trở thành một môi trường thân thiện, để các em cảm thấy gắn bó, thấy việc học là thú vị, thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

c. Quản lý hoạt động học của học sinh trên lớp.

+ Hoạt động học tập trên lớp của học sinh là một trong những hoạt động đóng vai trị quyết định kết quả học tập của học sinh. Hoạt động đó được sự quản lý trực tiếp của giáo viên bộ mơn.

+ GV bộ mơn có thể có những quy định riêng cho mơn học của mình. - Hoạt động học tập của học sinh thực sự có hiệu quả khi bản thân học sinh ý thức được sự cần thiết phải nỗ lực phấn đấu, say mê hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là một điều rất quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh mang lại hiệu quả cao trong học tập.

- Khối lượng kiến thức trên lớp, kiến thức trong tài liệu tham khảo hiện nay khá nhiều so với quỹ thời gian học tập của học sinh. Do vậy ngoài việc giảng dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh phương pháp học tập như: nghe giảng, cách ghi chép bài, phương pháp đọc sách, đọc tài liệu, mua tài liệu tham khảo … để hoạt động học của học sinh đạt được hiệu quả cao nhất.

d. Quản lý việc tự học của học sinh.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh hiện nay trong các trường còn hạn chế. Để đảm bảo được mục tiêu giáo dục, các trường phải triển khai mạnh mẽ hoạt động tự học của học sinh. HS phải thấy được tầm quan trọng của tự học.

+ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm triển khai quản lý hoạt động học và tự học của học sinh trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Từ đó phụ huynh học

sinh nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh, tạo điều kiện cho các em tự học.

+ Ngay từ đầu năm học nhà trường cần tổ chức tuyên truyền ý nghĩa của việc tự học, tổ chức toạ đàm cho học sinh giới thiệu kinh nghiệm tự học của các bạn có thành tích cao. Giáo viên bộ mơn cần hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. Trong mỗi giờ học cần dành thời gian để kiểm tra lại lại bài tập, kiến thức của bài học trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học. Mỗi học sinh tự lập cho mình một thời khố biểu tự học thơng qua giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các tổ chức như đội ngũ cán sự lớp, chi đội, Hội cha mẹ HS để kiểm tra việc tự học, có nhận xét, đánh giá trong các buổi sinh hoạt lớp.

e.Quản lý tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

+ Hoạt động ngồi giờ lên lớp có nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú đa dạng: hoạt động xã hội, hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động lao động … Thông qua các hoạt động này, học sinh được củng cố, bổ sung kiến thức đã học nhằm phát triển tồn diện đức, trí, thể, mỹ; giáo dục tinh thần đoàn kết, khả năng làm việc tập thể. Thực hiện được các hoạt động này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đồn thể trong và ngoài trường.

+ Tổ chức các hoạt động ngoại khố gắn với chun mơn. Mỗi tháng 2 kỳ, các tổ chuyên môn kết hợp với Tổng phụ trách đội lần lượt tổ chức sinh hoạt ngoại khoá vào giờ chào cờ.

g.Tổ chức giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề.

+ Giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cung cấp những thông tin cần thiết về nghề nghiệp, giúp học sinh định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, phù hợp với khả năng và sở thích. Định hướng được nghề nghiệp tạo cơ sở cho học sinh phấn đấu vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ của mình.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho HS.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là những người có năng lực chun mơn, có kinh nghiệm trong giảng dạy và cơng tác chủ nhiệm. Là những thầy cơ mẫu mực, có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình, biết thương u cảm thơng, chia sẻ; có uy tín với học sinh, cha mẹ học sinh và hội đồng sư phạm.

Thư viện nhà trương cần có đủ đầu sách và mở cửa thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh đến đọc hoặc mượn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học.

Phụ huynh học sinh phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm và tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em học tập có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 117 - 121)