4 Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh
Hiệu trưởng các trường được điều tra đều quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến hoạt động dạy của thầy.Thông qua giáo viên đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, hiệu trưởng thực hiện việc quản lý hoạt động học tập của học sinh. Các nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm:
2.3.3.1.Quản lý hoạt động học tập trên lớp.
Hiệu trưởng các trường THCS trong huyện đã xác định rõ tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động học của học sinh trên lớp và có nhiều biện pháp tác động khá hiệu quả. Việc lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm được các nhà trường quan tâm hàng đầu. Giáo viên làm chủ
nhiệm là những giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm và phương pháp quản lý học sinh tốt. Kế hoạch chủ nhiệm của mỗi giáo viên được nhà trường duyệt vào đầu năm học, trong đó căn cứ vào kết quả năm trước đã đạt của lớp để xây dựng chỉ tiêu học lực và hạnh kiểm. Hàng tháng lãnh đạo nhà trường họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình các lớp chủ yếu là đạo đức và thái độ học tập. Các trường đều xây dựng nội quy nhà trường, trong đó có nội quy học tập được để tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận ngay từ tuần đầu của năm học. Nội quy quy định rõ về: chuyên cần; tinh thần thái độ học tập; tổ chức học tập; chuẩn bị đồ dùng học tập; khen thưởng, kỷ luật việc thực hiện nội quy học tập. Đồng thời, hiệu trưởng các nhà trường cũng đã phát huy tốt vai trị chức năng của tổ chức Đồn, Đội trong trường học để quản lý giáo dục ý thức học tập cho các em thông qua các hoạt động đội. Việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành, đặc biệt là phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được các trường cụ thể hố bằng những việc làm thiết thực để giáo dục ý thức trong học tập, gắn bó với thầy cô, với trường lớp. Một số trường đã khuyến khích các em đề xuất ý kiến của mình về việc dạy học của các thầy cơ trên lớp để qua đó nhà trường điều chỉnh việc phân cơng giáo viên và đổi mới phương pháp. Trong năm học, các trường THCS đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa giáo viên các trường, giữa các thế hệ giáo viên về phương pháp quản lý học sinh trong giờ học, về công tác chủ nhiệm lớp, về kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp thành tập thể tự quản. Việc theo dõi tình hình học tập của các lớp được Ban giám hiệu hết sức quan tâm thông qua nhận xét trên sổ đầu bài của giáo viên bộ môn, qua theo dõi của đội cờ đỏ và qua kiểm tra của ban giám hiệu.Việc đánh giá thi đua các lớp được tiến hành hàng tuần vào buổi chào cờ đầu tuần. Đội TNTP HCM của trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của các
trường trực tiếp quản lý nền nếp học tập trên lớp của học sinh, quản lý việc thực hiện 15 phút truy bài đầu giờ. Đội ngũ cán bộ lớp kiểm tra đôn đốc các bạn trong lớp về ý thức học bài cũ, làm bài tập trước khi đến lớp, nhắc nhở tư vấn về phương pháp học tập có hiệu quả cho các bạn cùng lớp.
Trong tiết dạy, giáo viên thực hiện nghiêm túc các bước lên lớp: kiểm tra sĩ số học sinh đầu tiết học, kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới ... để giáo dục ý thức tự giác cho học sinh. Những học sinh ý thức học tập chưa tốt, khơng chú ý học, làm việc riêng, nói chuyện trong giờ được các thầy cô giáo nhắc nhở, động viên và ghi lại trong sổ đầu bài khi cần thiết. Những thông tin này giúp cho giáo viên chủ nhiệm, giúp cho nhà trường có biện pháp điều chỉnh kịp thời công tác quản lý học sinh.
2.3.3.2. Quản lý hoạt động tự học
Quản lý hoạt động tự học là khâu góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục của các trường THCS. Việc tự học diễn ra không chỉ ở nhà mà ngay cả trong giờ lên lớp. Qua tìm hiểu chúng tơi được biết các trường đã rất quan tâm đến việc quản lý hoạt động tự học của học sinh. Thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học, Hiệu trưởng các nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên bộ mơn hình thành cho học sinh thói quen và phương pháp tự học đối với từng môn. Kết quả việc tự học trên lớp, được thể hiện qua ý thức tham gia xây dựng kiến thức bài học, làm thực hành, thí nghiệm... bằng hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Điều này, giáo viên bộ mơn sẽ nắm bắt, phản ánh qua sổ đầu bài hoặc trao đổi tực tiếp với giáo viên chủ nhiệm lớp. Kết quả tự học ở nhà được thể hiện bằng việc học bài cũ và làm bài tập trước khi đến lớp. Điều này được ban cán sự lớp nắm bắt trong khi truy bài và việc kiểm tra bài cũ của GV bộ môn trong giờ lên lớp. Trong các cuộc họp phụ huynh, GV chủ nhiệm đã tư vấn cho phụ huynh cách theo dõi, kiểm soát kết quả học tập
của con em trên lớp và việc học ở nhà. Song nhìn chung việc phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý việc tự học kết quả chưa cao, vì một số lý do sau:
+ Một số gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, thậm chí khơng đi họp phụ huynh. Một số khác, tuy có quan tâm nhưng phương pháp chưa hợp lý hoặc khơng có đủ thời gian để thực hiện.
+ Một bộ phận học sinh của các trường có kết quả học lực yếu, kém vẫn chưa tự tin khi thực hiện việc học tập ở nhà, các em rất lúng túng trong việc tham khảo tài liệu, tự ti khi nhờ bạn bè. Mặc dù đã có nhiều học sinh quyết tâm và có những hành động cụ thể khắc phục tình trạng học tập yếu kém của mình, song do khơng có sự chỉ bảo động viên nên hiệu quả chưa cao. Cá biệt cịn có những học sinh có hành động đối phó với các thầy cơ giáo và các lực lượng kiểm tra khác của nhà trường.