16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng
1.4.1. Đặc điểm giáo viên trung học cơ sở.
Giáo viên THCS trước hết phải có đầy đủ các đặc điểm chung của người giáo viên bậc học phổ thông, phải đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của người giáo viên được quy định trong Luật giáo dục. Bên cạnh đó, lao động sư phạm của người giáo viên THCS cũng có những đặc điểm riêng phù hợp mục tiêu giáo dục của cấp học và đối tượng học sinh THCS.
1.4.1.1. Nhiệm vụ của giáo viên trong nhà trường.
Điều 72 của Luật Giáo dục 2005 đã nêu rõ 5 nhiệm vụ của nhà giáo.
Đồng thời, tại Điều 31 của Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 đã cụ thể hóa nhiệm vụ đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, GV làm công tác đoàn, GV làm tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.
1.4.1.2. Đặc điểm lao đông sư phạm của giáo viên.
Lao động sư phạm của GV phổ thông là hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn, vô cùng có trách nhiệm đối với xã hội, gồm những đặc điểm cơ bản sau:
+ Đối tượng của lao động sư phạm.
Đối tượng lao động sư phạm là nhân cách HS. Giáo viên dùng trí tuệ và cả nhân cách của mình để tác động phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất đạo đức.
+ Công cụ lao động sư phạm.
Công cụ lao động sư phạm của giáo viên là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần truyền đạt và rèn luyện, những dạng hoạt động giao lưu cần tổ chức cho học sinh. Giáo viên có công cụ lao động rất đặc biệt là trí tuệ,là
phẩm chất của mình. Nhân cách của giáo viên như một công cụ lao động thật sự, nó sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ khi giáo viên có uy tín cao, tức là phẩm chất năng lực, đức và tài của giáo viên có sức thuyết phục lớn.
+Sản phẩm của lao động sư phạm.
Sản phẩm của lao động sư phạm chính là nhân cách của học sinh, nhân cách đó phải phù hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đặc điểm này không cho phép nhà trường “sản xuất ra phế phẩm”. Đây là nét khác biệt giữa lao động sư phạm với các loại lao động khác. Trong thời đại bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, cập nhật tri thức, nâng cao trình độ để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.
Bên cạnh những đặc trưng nghề nghiệp chung ở trên, lao động sư phạm của người giáo viên THCS có những đặc điểm riêng phân biệt với giáo viên Tiểu học và giáo viên THPT. Đó là, giáo viên Tiểu học là giáo viên “tổng thể”, một giáo viên có thể dạy được tất cả các môn học của chương trình thậm chí cả các môn năng khiếu như Mĩ thuật, Âm nhạc và Thể dục trong trường hợp nhà trường không có giáo viên môn năng khiếu. Giáo viên THCS là giáo viên môn học, một giáo viên có thể dạy một hoặc hai môn có quan hệ chuyên môn gần gũi như Văn-Sử, Văn- Địa, Sinh-Hóa, Toán-Lý…Trong khi đó, giáo viên THPT thường chỉ dạy một môn. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy các môn học, giáo viên THCS còn được phân công làm các công tác kiêm nhiệm khác như: công tác đoàn đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác tư vấn học đường, công tác tự đánh giá chất lượng trường học đặc biệt là thực hiện công tác phổ cập giáo dục THCS và điều tra phổ cập THPT trên địa bàn trường đóng. Đối tượng của giáo viên THCS là học sinh lứa tuổi từ 11 đến 15, lứa tuổi đã khá phát triển về tâm lý, sinh lý và nhận thức đòi hỏi giáo viên vừa phải có tri
thức bộ môn sâu rộng, có trình độ sư phạm cao, biết ứng xử tinh tế, hợp lý các tình huống sư phạm rất đa dạng trong giảng dạy và giáo dục