Quản lý hoạt động học của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 50)

16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng

1.6.2. Quản lý hoạt động học của học sinh.

Hiệu trưởng phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh như quan tâm đến hoạt động dạy của thầy. Thông qua giáo viên hiệu trưởng thực hiện sự quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Học tập là một hoạt động nhận thức, chỉ khi có nhu cầu hiểu biết học sinh mới tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức mà hoạt động học tập phải tạo ra cho học sinh. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong HĐDH, vì vậy, quản lý hoạt động học của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh đặt ra với hiệu trưởng khơng phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà cịn là một địi hỏi có ý nghĩa về tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý giáo dục đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.

Mục đích quản lý hoạt động học của học sinh nhằm làm cho: - Học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn;

- Phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học học tập của HS; - Hình thành được nền nếp học tập cho học sinh;

- Nâng cao chất lượng học tập cho toàn thể học sinh và từng học sinh. Quản lý hoạt động học của học sinh là một yêu cầu không thể thiếu được trong quản lý dạy học nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, phương pháp học tập đúng đắn nhằm phát huy vai trị chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh .

Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm: quản lý động cơ, thái độ học tập, quản lý phương pháp học tập ở trường cũng như ở nhà. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường cần quản lý tốt hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh hình thành phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học của học sinh thông qua cách tổ chức hoạt động trong giờ học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, từ đó rèn luyện cho học sinh phương pháp tự nghiên cứu, phương pháp đọc sách, đọc tài liệu,…khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.

Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý các hoạt động trong giờ lên lớp và những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Các hoạt động trong giờ lên lớp là những hoạt động mà học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ như thực hiện nội quy, quy chế học tập; thực hiện các nhiệm vụ trong giờ lên lớp.

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những nhiệm vụ do nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm giao mà học sinh phải thực hiện trong thời gian không lên lớp. (Các hoạt động này như làm các bài tập, chuẩn bị bài, các hoạt động ở gia đình, địa phương…). Cần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ phong phú, đa dạng, đưa học sinh vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh.

Đội ngũ cán bộ lớp là lực lượng nịng cốt có vai trị to lớn trong việc hỗ trợ nhà trường quản lý hoạt động của học sinh; đó là những hạt nhân tích cực, gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có uy tín đối với tập thể. Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, tạo điều kiện cho họ hoạt động và lôi cuốn tập thể tham gia các hoạt động vì nhu cầu của bản thân vì mục đích giáo dục chung của nhà trường.

Tuy nhiên, giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy nhưng nếu không kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì khơng thể đạt được mục đích giáo dục. Hiệu trưởng cần tổ chức phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm – Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh- Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh. Cần đặt ra quy định, trách nhiệm, phân cấp xử lí của từng bộ phận để phát huy vai trị chủ động, tích cực của các lực lượng tham gia giáo dục học sinh. Tất cả các nội dung quản lý trên sẽ khó đạt được hiệu quả cao nếu Hiệu trưởng thiếu sự động viên, khích lệ, tạo động lực, đồng thời tạo ra các điều kiện thiết yếu cho việc nâng cao chất lượng dạy học.

Vấn đề động viên, khích lệ, tạo động lực cho các thành viên tham gia hoạt động được xem là một trong các chức năng quan trọng nhất của người quản lý. Mỗi con người luôn luôn tiềm ẩn các nhu cầu về vật chất và tinh thần, việc đáp ứng được các nhu cầu đó, sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, là động lực thúc đẩy con người hành động.

Như vậy, quản lý HĐDH trong các trường THCS gồm 2 nội dung cơ bản: quản lý hoạt động dạy của giáo viên và quản lý hoạt động học của học sinh, dựa trên nền tảng quản lý mọi hoạt động toàn diện trong nhà trường. HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, người quản lý tổ chức và điều khiển quá trình sư phạm tổng thể, đội ngũ giáo viên đóng vai trị chủ đạo trong quá trình dạy học. Cho nên, quản lý tốt HĐDH trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w