16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Vào năm học mới, các nhà trường đều lập kế hoạch, trong đó kế hoạch giảng dạy là nội dung quan trọng. Trên cơ sở thực tế của mỗi trường, Ban giám hiệu xây dựng chỉ tiêu của các mặt hoạt động và định hướng các biện pháp thực hiện. Kế hoạch được đưa về các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong trường bàn, thảo luận và đóng góp ý kiến. Khi các tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường đã bàn kỹ về các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện các hoạt động của nhà trường trong năm học sẽ tiến hành thảo luận chung trong cả cơ quan, trong hội nghị công nhân viên chức đầu năm học.
Với quy trình như trên, các kế hoạch được thảo luận một cách công khai, dân chủ, mỗi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện. Khi kế hoạch đã được thống nhất trong hội nghị công nhân viên chức, các tổ chuyên môn sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để lên kế hoạch chi tiết của tổ cho phù hợp với kế hoạch chung của nhà trường. Mỗi tổ viên căn cứ vào nhiệm vụ giảng dạy được giao lên kế hoạch cho riêng mình sát với tình hình thực tế công việc mà mình đảm nhận và hướng theo kế hoạch chung của tổ, của trường.
Các trường THCS thuộc huyện Văn Giang đều chỉ đạo cán bộ giáo viên lập kế hoạch nhiệm vụ năm học theo mẫu thống nhất gọi là: “Kế hoạch công tác cá nhân năm học 20…-20…” (Xem phụ lục 5)
Thông qua phiếu hỏi ý kiến của 50 CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên của 4 trường nghiên cứu khảo sát thực trạng cho thấy việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học của giáo viên nghiêm túc, đảm bảo chất lượng xây dựng kế hoạch cũng như chất lượng văn bản kế hoạch. Tuy nhiên các nhà quản lý còn cho rằng: khoảng 10% cán bộ giáo viên lập kế hoạch nhiệm vụ năm học chất lượng chưa cao, chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường. Điểm yếu, tồn tại của các bản kế hoạch thể hiện ở chỗ người lập kế hoạch chưa có
hệ thống biện pháp thực hiện mục tiêu chất lượng giáo dục, đăng kí chỉ tiêu chất lượng còn thụ động, máy móc, tính khả thi thấp.
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá thực trạng lập kế hoạch năm học
STT Trường THCS Chất lượng xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ năm học
Tốt (%) Khá (%) TB (%)
1 Chu Mạnh Trinh 60 35 5
2 Tân Tiến 52 36 12
3 Phụng Công 58 33 9
5 Thắng Lợi 53 36 11
2.3.2.2. Quản lý việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên.
Qua điều tra phỏng vấn các đồng chí CBQL, giáo viên, tìm hiểu tình hình thực tế ở các trường THCS thuộc huyện Văn Giang cho thấy: Các trường THCS rất chú trọng khâu quản lý bài soạn trước khi lên lớp của giáo viên xuất phát từ quan niệm rằng một kế hoạch bài dạy tốt là cơ sở vững chắc cho một giờ dạy tốt.
Trên cơ sở quy định chung về mẫu bài soạn do Phòng GD&ĐT thống nhất, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn cụ thể hoá quy định đối với những loại bài soạn có đặc trưng riêng như tiết thực hành, tiết ôn tập, tiết kiểm tra, tiết tự học có hướng dẫn…Đồng thời cũng thống nhất quy định chất lượng đối với từng loại bài .
Hiệu trưởng thông qua tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị bài soạn đầy đủ trước khi lên lớp, bài soạn phải theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa. Bài soạn phải có đủ các bước lên lớp thể hiện được các hoạt động của thầy và trò, phù hợp với nội dung bài học và khả năng tư duy của học sinh đồng thời có phương án hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự tìm
hiểu để chủ động tiếp thu kiến thức. Bài dạy của giáo viên phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng qui định của chương trình, không tự ý cắt xén nội dung bài dạy, tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm đồ dùng dạy học, phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh.
Việc soạn bài trước một tuần và ký duyệt giáo án hàng tuần được thực hiện nghiêm túc. Kết quả kiểm tra giáo án được lưu trên sổ theo dõi riêng của ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn. Mỗi lần kiểm tra đều kèm theo đánh giá xếp loại về chất lượng giáo án và lời nhận xét để giáo viên điều chỉnh.
Thực trạng việc soạn bài lên lớp của giáo viên ở các trường đã thực hiện nghiêm túc: Soạn bài đầy đủ trước một tuần khi lên lớp, các bài soạn đều theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và phù hợp yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa. Các bài soạn có đủ các bước lên lớp, thể hiện được các hoạt của thầy và trò, phù hợp với nội dung bài học và khả năng tư duy của học sinh, có phương án hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự tìm hiểu chủ động tiếp thu kiến thức. Các bài soạn của giáo viên đều bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng qui định của chương trình, không tự ý cắt xén nội dung bài dạy, tăng cường sử dụng thiết bị, phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên việc soạn bài lên lớp của giáo viên còn một số hạn chế nhất định: Hệ thống câu hỏi chưa lô gíc, chưa thật sự sát đối tượng học sinh, chưa thể hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; một số giáo án soạn quá dài, tham kiến thức chưa có nội dung củng cố từng phần, chốt vấn đề làm nổi bật trọng tâm của bài giảng…
2.3.2.3. Quản lý việc thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy của GV.
Thông qua việc tìm hiểu thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS, chúng tôi nhận thấy:
- GV bộ môn ở các nhà trường đã nghiêm túc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, không có hiện tượng cắt xén, dồn ép chương trình giảng dạy.
- Qua theo dõi hệ thống hồ sơ quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên gồm: thời khóa biểu, sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi học sinh với giáo án của GV bộ môn đã chứng tỏ việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy khá phù hợp với kết quả đánh giá của các cấp quản lý giáo dục.
- Hồ sơ theo dõi dạy thay, kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên được các nhà trường lưu giữ đầy đủ.
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo đánh giá của thanh tra Phòng GD-ĐT (trước tháng 05/2011)
Trường Bộ môn
Chu Mạnh
Trinh Tân Tiến Phụng Công Thắng Lợi
Toán Tốt Tốt Khá Tốt Vật lý Tốt Khá TB Khá Khá Hóa học Tốt Tốt Khá Tốt Sinh học Khá TB Khá Khá Khá Công nghệ Tốt Khá Khá Tốt Thể dục Tốt Tốt Khá Khá Ngữ văn Tốt Khá Khá Khá Lịch sử Tốt Tốt Khá Tốt Địa lý Khá Khá Tốt Khá GDCD Khá Tốt Khá TB Khá Ngoại ngữ Tốt Khá Tốt TB Khá Âm nhạc Khá Tốt Khá Tốt Mỹ thuật Tốt Tốt Khá Tốt
Bên cạnh những việc đã làm được, công tác quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên vẫn còn những tồn tại, như sau:
- Một số trường chưa thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình, chưa rà soát, nắm bắt kịp thời những môn chậm chương trình vì vậy để dồn vào cuối kỳ, cuối năm dạy bù rất vất vả.
- Việc phân công dạy thay khi giáo viên nghỉ ốm hoặc đi công tác nhiều khi mới chỉ là “lấp chỗ trống”, tức là giáo viên dạy thay chỉ quản lớp chứ không dạy được nên dẫn đến việc chậm chương trình hoặc sau đó giáo viên phải dạy dồn tiết để bù.
2.3.2.4. Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện dạy học của giáo viên.
+ Về phương pháp dạy học: Hiệu trưởng các trường THCS thông qua tổ nhóm chuyên môn đã quán triệt đầy đủ cho giáo viên về định hướng đổi mới PPDH. Tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nắm vững về các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Tổ chức các chuyên đề về PPDH, phân công giáo viên cốt cán dạy minh họa ở các tổ chuyên môn để các giáo viên khác học tập. Đưa việc đổi mới phương pháp thành một tiêu chí thi đua để đánh giá tổ, nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên. Thực tế thực hiện ở các trường cho thấy hầu hết các đồng chí giáo viên đã căn cứ vào điều kiện thiết bị hiện có, bám sát vào yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung sách giáo khoa để vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn và nội dung chương trình, sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tư học của học sinh. Đa số giáo viên đã đổi mới cách dạy, hạn chế đáng kể cách truyền thụ một chiều, dạy học theo cách thầy đọc trò chép, có ý thức khai thác các thiết bị và đồ dùng dạy học đối với các môn học có thí nghiệm, thực hành đã qui định trong chương trình. Tuy vậy, việc sử dụng PPDH vẫn còn nhiều hạn chế, đó là:
- Còn một bộ phận không nhỏ giáo viên không theo kịp các yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, không có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học do tuổi đã cao lại quá quen với lối dạy truyền thống.
- Một số giáo viên khác lại do ý thức chưa tập trung cao cho chuyên môn, chưa chú ý tự học tập bồi dưỡng nên hiểu và thực hiện một cách hời hợt, hình thức, đối phó chưa mang lại hiệu quả thực sự.
- Điều kiện CSVC, TBDH, thiết bị CNTT của các trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của giáo viên.
- Công tác quản lý HĐDH chưa thật hiệu quả. + Về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
Các biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin của Hiệu trưởng trong dạy học thông các phương thức chủ yếu:
- Tiết kiệm chi phí để mua sắm thiết bị thông tin tối thiểu, khai thác và sử dụng Internet phục vụ cho công tác dạy học, khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học ở các bộ môn đặc biệt là các bộ môn có thí nghiệm thực hành như: Hóa học, Sinh học, Vật lý.
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên về Tin học căn bản, cách sử dụng các phần mềm dạy học, quan niệm và cách thiết kế bài giảng tử, cách sử dụng các TBDH…
- Khuyến khích cán bộ giáo viên tự bồi dưỡng kiến thức tin học, mua sắm và sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho việc soạn bài, truy cập Internet thu thập tài liệu bổ sung vào nội dung bài giảng, khai thác các ngân hàng đề thi trên mạng, có ý thức tích lũy tư liệu giảng dạy của cá nhân và thường xuyên giao lưu trao đổi với đồng nghiệp.
Về kết quả thực hiện của giáo viên trên thực tế của các trường THCS, cho thấy: Đa số giáo viên nhận thức rõ tác dụng, sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và có ý thức học hỏi nghiên cứu để nắm bắt sử dụng.
Hầu hết,các giáo viên trẻ đã sử dụng thành thạo máy tính với các phần mềm thông dụng bằng trang thiết bị tự có của mình. Việc khai thác, sử dụng, tự tích lũy, giao lưu trao đổi tài liệu dạy học qua mạng thực sự tích cực, hiệu quả. Các nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu mỗi giáo viên có 2 bài giảng điện tử trong năm học vào các đợt hội giảng cấp trường và đã thực hiện đảm bảo chỉ tiêu trên. Một số giáo viên có tuổi đã rất cố gắng để tiếp cận, sử dụng CNTT vào dạy học. Việc sử dụng CNTT vào dạy học đã thực sự làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế:
- Trang thiết bị CNTT của mỗi trường còn quá ít so với nhu cầu sử dụng (mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 máy chiếu projetor) nên mỗi khi hội giảng hoặc có đoàn thanh tra các đ/c giáo viên phải đi mượn trường khác để sử dụng rất vất vả, do đó việc sử dụng thường xuyên bị hạn chế.
- Do quan niệm và cách hiểu chưa đầy đủ ở một bộ phận giáo viên nên việc áp dụng CNTT chạy theo hình thức dẫn đến lạm dụng trình chiếu hạn chế việc rèn kỹ năng kỹ xảo hoặc còn sao chép bài giảng một cách vội vã dẫn đến sai sót về kiến thức, chưa phù hợp với đối tượng.
+ Về hội giảng, hội học: Giáo viên và học sinh ở các nhà trường THCS đều coi hội học, hội giảng là động lực để động viên khích lệ phong trào dạy tốt học tốt là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên trong năm học. Ở huyện Văn Giang, các thầy cô giáo và học sinh tham gia hội giảng vào 2 đợt trong năm nhân dịp các ngày kỷ niệm: Đợt I từ 15/10 -20/11; đợt II từ 3/2- 26/3. Trong mỗi đợt hội giảng các thầy cô giáo đều chọn các bài khó để dạy, từ đó rút kinh nghiệm trong tổ nhóm chuyên môn, chọn ra các giờ dạy tốt tham gia hội thi GV dạy giỏi cấp huyện hàng năm do Phòng GD-ĐT tổ chức. Trong mỗi đợt hội giảng, hội học giáo viên và học sinh đều hưởng ứng rất tích cực thông qua các phong trào thi đua: Giành nhiều giờ học tốt, ngày học tốt ở mỗi lớp học, nhiều giờ dạy tốt của giáo viên ở mỗi tổ chuyên môn.
+ Về sử dụng thiết bị thí nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên: Ở các trường THCS huyện Văn Giang, việc sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm của giáo viên trong giờ lên lớp có nhiều ưu điểm:
- Hệ thống sổ sách đăng kí sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm được ghi chép rõ ràng, phân kì việc sử dụng theo tuần, tháng và kì học.
- Mỗi giáo viên đều phải lập kế hoạch sử dụng TBDH cho từng môn dạy theo từng tháng, tuần và cả năm học ngay từ đầu năm. Kế hoạch này được lưu ở ban giám hiệu (để kiểm tra) và nhân viên thiết bị (để hỗ trợ giáo viên chuẩn bị theo kế hoạch).
- Giáo viên bộ môn đã khai thác khá đầy đủ thiết bị đồ dùng hiện có kết hợp với thiết bị đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên sử dụng thiết bị đồ dùng, thí nghiệm trên giờ lên lớp đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng bài giảng, gây hứng thú, phát huy trí lực của học sinh.
Tuy nhiên thực trạng sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm ở các trường còn có nhiều hạn chế đáng lo ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh, đó là do: Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên chủ yếu là các thí nghiệm chứng minh giờ học trên lớp. Học sinh được tham gia làm thí nghiệm trên phòng thực hành bộ môn còn ít do điều kiện CSVC, phòng thực hành, phòng học bộ môn của các nhà trường không đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Do tâm lý giáo viên ngại vất vả khi phải chuẩn bị cho một giờ thực hành, sợ không thành công khi thực hiện…nên nhiều giờ có đủ điều kiện thực hiện giáo viên vẫn “dạy chay”.Thông qua tìm hiểu, phỏng vấn CBGV và học sinh ở các trường, chúng tôi thu nhận được kết quả đánh giá việc sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của GV như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá thực trạng sử dụng thiết bị dạy học.
TT Thực trạng sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm của giáo viên
Chu Mạnh Trinh Tân Tiến Phụng Công Thắng Lợi