Phương pháp dạy học trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 31)

16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng

1.3.3.Phương pháp dạy học trung học cơ sở.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII đã xác định phải “khuyến khích tự

học”, phải “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “phải đổi mới

phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương

pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ”.

Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục “Phương pháp

giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.[41, 24]

Phương pháp dạy học ở trường THCS phải phù hợp với nội dung chương trình THCS, phù hợp đặc điểm học sinh THCS, phù hợp với đặc điểm CSVC- TBDH và phụ thuộc lớn vào năng lực sư phạm của giáo viên.

Đổi mới phương pháp dạy học là quy luật phát triển tất yếu của dạy học, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử của giáo dục nhà trường của mọi quốc gia, mọi thời đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải bắt nguồn từ việc đổi mới quan niệm quan niệm về dạy học: dạy học không chỉ tập trung vào nội dung (tức là chỉ lo dạy “cái gì”) mà còn tập trung hình thành phương pháp học tập, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề thuộc phạm vi bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Nghĩa là giáo viên và học sinh phải chăm lo đến dạy và học như thế nào để đạt hiệu quả cao. Đổi mới phương pháp dạy học còn xuất phát từ đổi mới quan niệm về người dạy và người học. Giáo viên và học sinh đều là chủ thể của HĐDH. Phương pháp dạy học “tương tác”, “cộng tác” giữa giáo viên và học sinh có vai trò trung tâm trong nhà trường. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự lực, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng mới.

Đổi mới phương pháp dạy học là kế thừa có chọn lọc một cách sáng tạo các phương pháp dạy học truyền thống các phương pháp, bổ sung các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học.

Ở bậc học THCS, đặc điểm học sinh ở lứa tuổi thiếu niên là sự sẵn sàng đối với mọi hoạt động học tập, có nhu cầu giao lưu, hợp tác trong học tập. Học sinh THCS dễ bị cuốn hút vào các hình thức hoạt động tự lập trên lớp, vào tài liệu học tập có mức độ phức tạp nhất định, vào khả năng tự xây dựng hoạt động nhận thức của mình. Tuy nhiên, điều hạn chế của lứa tuổi này là các em chưa biết cách thể hiện, chưa nắm được phương thức thực hiện các hình thức học tập mới. Các nguyện vọng muốn tự lập, muốn thể hiện mình là người lớn sẽ không được đáp ứng nếu giáo viên không sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Ở lứa tuổi học sinh THCS việc tự tìm kiếm các tri thức ở bên ngoài nhà trường đã được thực hiện một cách có ý thức hơn, nội dung đa dạng hơn so với Tiểu học. Vì vậy, phương pháp dạy học ở THCS phải được vận dụng phù hợp với các đặc điểm trên, đó là:

- Chuyển từ phương pháp dạy học lấy thầy và kiến thức làm trung tâm sang phương pháp lấy trò và năng lực (năng lực hành động, năng lực ứng xử, năng lực tự học, năng lực thích nghi) cần đào tạo làm trung tâm dạy học. Phương pháp dạy học là các phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, thông qua tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ nhận thức qua hoạt động với sự chỉ đạo của giáo viên một cách có hiệu quả nhất.

- Tăng cường các hoạt động quan sát, thông qua phương pháp quy nạp là chính mà tiếp nhận kiến thức với sự giúp đỡ tối đa của các phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm…

- Coi trọng cách thức tổ chức hoạt động thực hành, luyện tập trong và ngoài lớp. Từng bước trang bị đủ TBDH, phòng học bộ môn, phòng thư viện, thí nghiệm…

- Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm, vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực mới được triển khai áp dụng như dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, kỹ thuật “Khăn phủ bàn”, kỹ thuật “các mảnh ghép”…

- Áp dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giúp HS biết cách tự học, hợp tác trong học tập, tích cực chủ động trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề, có năng lực tự chủ, tự đánh giá bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 31)