Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 96 - 97)

4 Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy

3.1.3.Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp

Các biện pháp đề xuất trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; quản lý HĐDH; đặc trưng HĐDH ở trường THCS; đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên THCS; đặc điểm học sinh THCS.

Các biện pháp cũng được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế HĐDH và quản lý HĐDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Các biện pháp đưa ra đã được xem xét về điều kiện thực hiện, phù hợp với khả năng thực tế của các nhà trường, của địa phương nói chung. 3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Yêu cầu này địi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng trường trường THCS một cách thuận lợi trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý của người Hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong trình tự các bước tiến hành. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện có hiệu quả khơng những tại 4 trường THCS Chu Mạnh Trinh, Tân Tiến, Phụng Công và Thắng Lợi của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng n mà cịn có thể thực hiện được tại các trường khác có những hệ điều kiện tương tự. Muốn thế, các biện pháp đưa ra phải thuyết phục được các Hiệu trưởng, làm cho họ tin rằng nếu áp dụng các biện pháp đó thì hiệu quả quản lý HĐDH sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 96 - 97)