Mục tiêu hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 29)

Trường THCS là cấp học cơ sở của bậc trung học, là cầu nối giữa bậc tiểu học với trường THPT, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, chuẩn bị cho học sinh khả năng thích ứng với sự phân hố: hoặc tiếp tục học lên cấp THPT, hoặc học nghề để bước vào cuộc sống lao động .THCS là bậc học phổ

cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Sơ đồ 1.5: Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường THCS có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tính phổ thơng cơ bản, tồn diện, với đặc thù riêng nhằm thực hiện sứ mệnh giáo dục "Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần

quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.

[22 ,77]

Điều 27 của Luật giáo dục 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục THCS là: "Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển

những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thơng ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” .[41 ,22]

Như vậy, giáo dục THCS không chỉ nhằm mục tiêu học lên THPT mà phải chuẩn bị cho sự “phân luồng” sau THCS. Học sinh THCS phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu, có những kiến thức phổ thông cơ bản gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống.

Học xong THCS, học sinh đạt được những yêu cầu chủ yếu sau:

Mầm non Tiểu học họchọchọc äc THCS THPT CĐ-ĐH THCN Dạy nghề

- Có tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp với mục tiêu giáo dục chung, thích hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

- Có học vấn phổ thơng cơ sở, bao gồm các kiến thức cơ sở về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương, có hiểu biết ban đầu về nghề nghiệp và lựa chọn đúng hướng nghề nghiệp.

- Có kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống, bước đầu thể hiện ở tính linh hoạt, độc lập, sáng tạo trong học tập và lao động; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với môi trường xung quanh tạo nên quan hệ tốt đẹp; có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản, có thói quen tự học; biết cách làm việc khoa học, sử dụng thời gian hợp lí; biết thưởng thức cái đẹp cuộc sống và trong văn học nghệ thuật; có thói quen và kỹ năng rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường.

Thông qua các HĐDH - giáo dục hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực then chốt sau:

- Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để tự chủ, tự lập, năng động trong lao đông, trong cuộc sống;

- Năng lực hành động: biết làm, biết giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống.

- Năng lực cùng sống và làm việc với tập thể và cộng đồng.

- Năng lực tự học để rèn luyện, phát triển về mọi mặt, thực hiện được việc học tập thường xuyên, suốt đời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 29)