Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 47)

16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng

1.6.1.Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Dạy học là một cơng việc địi hỏi sự sáng tạo nhằm làm cho chương trình phù hợp với thực tiễn. Để chương trình, sách giáo khoa phù hợp với học sinh theo xu hướng đổi mới, đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm của đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn.

Dạy học hiện đại đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên về năng lực chuẩn đoán tâm lý, sự vững vàng chuyên môn, năng lực lập kế hoạch, năng lực đánh giá kết quả dạy học, điều chỉnh HĐDH. Chính vì vậy, Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên, nâng cao phẩm chất và năng lực cho họ, vì đây là một trong những nhân tố quyết định chất lượng dạy học.

1.6.1.1. Phân công giảng dạy đối với giáo viên

Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, hiệu trưởng cần thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng giáo viên để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp.Từ đó, mỗi giáo viên sẽ cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm. Trong tình hình đội ngũ giáo viên hiện nay, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, vì vậy hiệu trưởng phải cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho giáo viên.

Phân công giảng dạy cho giáo viên là một việc quan trọng, thu hút sự chú ý của cả hiệu trưởng và giáo viên. Phân công sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường.

Để có sự phân cơng hợp lý, hiệu trưởng cần qn triệt quan điểm phân công giáo viên theo đúng khả năng, chuyên môn được đào tạo của mỗi giáo viên và theo hướng phát triển. Hiệu trưởng cũng cần tin vào khả năng vươn lên của từng giáo viên, không định kiến với bất cứ người nào. Mọi sự phân công đều cố gắng bảo vệ uy tín nhân cách của giáo viên.

Trong phân công giảng dạy, phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể học sinh. Phân cơng giáo viên trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện người giỏi kèm cặp người chưa có kinh nghiệm, người còn yếu. Đồng thời chú ý đúng mức đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

Phân công công tác giảng dạy cho đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy. Phân công đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng nhà trường nhằm ngày càng hoàn thiện tay nghề của đội ngũ.

1.6.1.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình.

Điều quan trọng hàng đầu của quản lý HĐDH là quán triệt các quy định về mục tiêu, chương trình, nội dung được quy định tại điều 27 Luật giáo dục 2005.

Chương trình dạy học là văn bản pháp luật của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, quy định nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học. Là căn cứ pháp lý để các cấp quản lý tiến hành chỉ đạo, giám sát HĐDH của các trường. Đây cũng là căn cứ pháp lý để Hiệu trưởng quản lý giáo viên theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT đã đề ra cho từng cấp học.

Chương trình quy định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các môn, thời gian dạy học từng môn, nhằm thực hiện yêu cầu, mục tiêu cấp học.

Về nguyên tắc, chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục- Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học.

Chương trình dạy học là cơng cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát HĐDH của nhà trường thông qua các cơ quan quản lý giáo dục. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để nhà trường và các giáo viên tiến hành tổ chức công tác giảng dạy thống nhất trong phạm vi toàn quốc, học sinh tiến hành học tập theo yêu cầu chung.Giáo viên cần nghiên cứu nắm vững chương trình mơn học mà mình phụ trách. Đồng thời cũng tìm hiểu, nghiên cứu chương

trình các mơn có liên quan để có thể thiết lập mối quan hệ liên mơn trong q trình dạy học.

Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm quản lý đội ngũ giáo viên thực hiện đúng yêu cầu của chương trình dạy học (trong tình huống cụ thể của từng địa phương cần vận dụng linh hoạt trong chừng mực và phạm vi cho phép dưới sự chỉ đạo của cấp trên).

Khi hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng mơn học, khơng "giảm nhẹ" cũng không "nâng cao", "mở rộng" hơn so với yêu cầu chương trình.

- Coi trọng tất cả các môn học, bảo đảm phân phối chương trình: số tiết học, số bài học và trình tự thực hiện với những qui định về ôn tập, tổng kết, kiểm tra, thi...

Để quản lý tốt vấn đề này, Hiệu trưởng cần:

+ Hiểu nguyên tắc, cấu trúc chương trình của từng mơn học và phạm vi kiến thức chung.

+ Nắm vững phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đặc trưng của bộ mơn, từ đó có kế hoạch chuẩn bị những phương tiện dạy học phù hợp.

+ Phổ biến những thay đổi về nội dung, phương pháp dạy học bộ mơn, những sửa đổi trong chương trình sách giáo khoa theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

+ Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy, những vấn đề mới trong chương trình dạy học để thống nhất thực hiện trong cả năm học.

+ Cân đối các hoạt động trong năm học để đảm bảo thời gian cho giáo viên thực hiện hết chương trình dạy học.

+ Hiệu trưởng theo dõi, nắm tình hình thực hiện chương trình dạy học của giáo viên qua: sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, giáo án, thời khoá biểu, qua phản ánh của Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, của các tổ chun mơn để có kế hoạch điều chỉnh thời gian học cho hợp lý, đảm bảo chương trình khơng bị cắt xén và thực hiện đều ở các khối lớp.

1.6.1.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động giảng dạy của giáo viên thông qua ba hướng: Một là chỉ đạo trực tiếp; hai là thông qua việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn; ba là phối hợp với các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo tính nghiêm minh, sự nhất quán trong dạy học và để nâng cao chất lượng dạy học trong nhiều trường hợp Hiệu trưởng cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng giáo viên về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất.

+Quản lý công tác chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên.

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bắt đầu từ việc soạn bài. Bài soạn là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế cho học sinh hoạt động. Theo đặc điểm từng môn học, giáo viên phát hiện ra mối liên hệ tiềm ẩn giữa các phần kiến thức trong bài, đồng thời nắm vững đặc điểm của học sinh. Ẩn chứa trong các hoạt động của học sinh là sự tổ chức, hướng dẫn, động viên, khuyến khích của giáo viên. Vì vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn tổ chức thảo luận, đánh giá bài soạn theo hướng đổi mới một cách chặt chẽ, trở thành quy định nội bộ để mọi người thực hiện.

+Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HĐDH được thể hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Giờ lên lớp của giáo viên phản ánh toàn bộ khả năng giảng dạy, sự nỗ lực cố gắng rèn luyện tay nghề cũng như tinh thần trách nhiệm của họ. Trong giờ dạy trên lớp, mỗi công việc, mỗi thái độ biểu thị trước học sinh của giáo viên đều là những chi tiết thể hiện phương pháp dạy học, phương pháp đó cịn được thể hiện ở sự hài hịa giữa cơng việc của

thày và trò; ở sự cân đối giữa các khâu công việc của thầy (giảng kiến thức mới và luyện tập kỹ năng; truyền thụ và kiểm tra); ở sự đúng lúc, đúng mức độ của thái độ động viên khuyến khích hoặc chê trách học sinh.

Trong giờ học, hoạt động trí tuệ của học sinh giữ vị trí quan trọng và nó chỉ nảy sinh khi các em đứng trước một nhiệm vụ, một cơng việc rõ ràng và hợp với trình độ. Do đó, khi lên lớp GV phải động viên được các chức năng tâm lý, khai thác đầy đủ những nét tích cực của mỗi học sinh để các em biến được khối thông tin đã thu nhận được thành vốn hiểu biết của chính mình.

Do tầm quan trọng của giờ lên lớp nên cả hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung sự chú ý, mọi cố gắng của mình vào giờ lên lớp nhưng mỗi người có vai trị riêng. Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là nguời giáo viên. Quản lý thế nào để các giờ lên lớp có kết quả tốt là việc làm của hiệu trưởng.

Đối với giờ lên lớp, vai trị của hiệu trưởng là gián tiếp, nói như vậy hồn tồn khơng phải là hiệu trưởng khơng thể tác động có hiệu quả đến giờ lên lớp, hiệu trưởng một mặt phải có những biện pháp tạo khả năng điều kiện cho GV lên lớp có hiệu quả, mặt khác hiệu trưởng cùng với những người giúp việc phải tìm mọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ lên lớp của GV. Đó là tư tưởng chỉ đạo hành động quản lý giờ lên lớp của hiệu trưởng.

1.6.1.4. Quản lý việc vận dụng phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung như nhau, nhưng bài học có để lại dấu sâu đậm trong tâm hồn các em hay khơng, có làm cho các em yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúng một cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người thầy.

Phương pháp dạy học được hiểu là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của giáo viên và học sinh để giúp học sinh nắm vững kiến thức, phát triển kĩ năng, hình thành thái độ, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo

phương pháp học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành kĩ năng thực hành.

Hiệu quả của quá trình dạy học cũng phụ thuộc vào việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên. Đây là vấn đề rất nhạy cảm được đề cập đến rất nhiều. Trong thực tế, khơng có phương pháp nào là vạn năng,giáo viên cần kết hợp các phương pháp đó để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh .

Như vậy, kết quả của HĐDH cũng là chất lượng của dạy học, phụ thuộc vào việc soạn bài và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho bài giảng, phụ thuộc vào việc sử dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học , các hoạt động sau giờ lên lớp. Hiệu trưởng cần có biện pháp quản lý các hoạt động đó của giáo viên.

1.6.1.5. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ chuyên môn của là công cụ, phương tiện đắc lực giúp GV thực hiện đầy đủ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của người thầy trong giờ lên lớp. Cho nên, việc tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp phần lớn phụ thuộc vào giáo án, tư liệu chuyên môn của GV. Thông qua quản lý hồ sơ, Hiệu trưởng sẽ quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động chuyên môn của GV.

Để thực hiện tốt HĐDH, hồ sơ chuyên môn của giáo viên cần có: giáo án, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ tự bồi dưỡng chuyên mơn, sổ họp tổ, nhóm chun mơn…Hiệu trưởng cần phải hướng dẫn, u cầu cụ thể cho từng loại hồ sơ, cần quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu. Có kế hoạch kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất để thu thập, đánh giá chất lượng hồ sơ, kết quả thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

1.6.1.6. Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh là một nội dung không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động dạy của giáo viên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học chính là đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp kiểm tra - đánh giá; bởi

dạy - học - kiểm tra - đánh giá là một quá trình thống nhất, là 3 khâu then chốt của quá trình dạy học.

Thực tiễn giáo dục cho thấy đánh giá, thi cử thế nào thì sẽ có lối dạy và lối học như thế ấy. Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học phải đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới cách kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Trong quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, thái độ học tập của học sinh, nó vừa đóng vai trị bánh lái, vừa giữ vai trị động lực của dạy học. Có nghĩa là nó có tác dụng định hướng, thúc đẩy mạnh mẽ HĐDH và hoạt động quản lý giáo dục.

1.6.1.7. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Trong trường THCS giáo viên là lực lượng nòng cốt đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo. Vì vậy quản lý cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường.

Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐDH của nhà trường thì việc đầu tiên là Hiệu trưởng phải quản lý tốt hoạt động của giáo viên. Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quản lý hoạt động dạy của giáo viên đó là quản lý vấn đề tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng cần tạo nên động lực cho việc tự học, tự bồi dưỡng suốt đời của giáo viên, việc xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho việc tự học, tự bồi dưỡng. Đồng thời, Hiệu trưởng phải là người gương mẫu đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 47)