Nội dung chương trình trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 29)

Chương trình THCS được xây dựng trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau: - Quán triệt mục tiêu của cấp học. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc được quy định do mối quan hệ hai chiều chặt chẽ giữa mục tiêu và nội dung giáo dục.

- Đảm bảo tính thống nhất của chương trình giáo dục phổ thông. Có nghĩa là chương trình THCS cùng với chương trình Tiểu học và THPT là ba bộ phận của một thể thống nhất.

- Được xây dựng theo cùng một trình tự xuất phát từ mục tiêu, xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn và xác định nội dung, mức độ yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Chú ý đề phòng khuynh hướng quá tải trong học tập của học sinh, giảm lý thuyết kinh viện, tăng thực hành, thực tiễn.

- Vận dụng xu hướng tích hợp, đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ, sự hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng những nội dung dạy học có liên quan giữa các môn.

- Đảm bảo sự hài hòa giữa dạy học đồng loạt và phân hóa. Ngoài việc đảm bảo các yêu cầu giáo dục cơ sở được thể hiện qua chuẩn trình độ tối thiểu đã chú ý thực hiện nguyên tắc phân hóa (quan tâm đến năng lực, nguyện vọng, hứng thú riêng của các đối tượng học sinh ), cụ thể là:

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập có phân loại mức độ.

+ Có các nội dung tự chọn bắt buộc và không bắt buộc cho các đối tượng học sinh (lớp 8,9).

+ Xây dựng các chủ đề hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt các câu lạc bộ, biên soạn các tài liệu tham khảo thích hợp, cần thiết.

- Tăng cường thực hành, ứng dụng, chú trọng tới việc rèn luyện năng lực thực hành, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn học tập và cuộc sống.

- Hỗ trợ việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh có phương pháp tự học, tự tìm kiếm và giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ nhận thức một cách có hiệu quả.

- Chú trọng nhiều đến yêu cầu sử dụng phương tiện dạy học, đưa tin học vào làm một môn học tự chọn trong chương trình, khuyến khích sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin.

- Dành thời lượng cho việc đưa các vấn đề của địa phương, cộng đồng vào nội dung dạy học.

Theo tài liệu “Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS” ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, kế hoạch giáo dục THCS được quy định như sau:

Bảng 1.1. Kế hoạch giáo dục Trung học cơ sở:

TT MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9

1 Ngữ văn 4 4 4 5

2 Toán 4 4 4 4

3 Giáo dục công dân 1 1 1 1

4 Vật lí 1 1 1 2 5 Hoá học 2 2 6 Sinh học 2 2 2 2 7 Lịch sử 1 2 1,5 1,5 8 Địa lý 1 2 1,5 1,5 9 Âm nhạc 1 1 1 0,5 10 Mĩ thuật 1 1 1 0,5 11 Công nghệ 2 1,5 1,5 1 12 Thể dục 2 2 2 2 13 Ngoại ngữ 3 3 3 2 14 Tự chọn 2 2 2 2 15 Giáo dục tập thể 2 2 2 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 29)