Nguyên nhân của những tồn tại.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 93 - 96)

4 Sử dụng thiết bị đồ dùng thí nghiệm dạy

2.5.2.Nguyên nhân của những tồn tại.

- Do điều kiện kinh tế chung của địa bàn các trường đóng cịn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế dẫn tới sự quan tâm tới việc học tập của con em chưa đúng mức; CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học còn thiếu và chất lượng chưa cao.

- Hiệu quả tác động của Hiệu trưởng đến nhận thức thái độ của giáo viên về công tác giảng dạy chưa cao, chưa tạo được động lực đủ mạnh trong giáo viên để nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy.

- Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa toàn diện, việc tư vấn qua kiểm tra chưa sâu sát, xử lý sau kiểm tra còn nể nang.

- Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy với kế hoạch đề ra đầu năm chưa phát huy được nhiều tác dụng trong cán bộ, giáo viên.

- Một số tổ trưởng chuyên môn chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của mình, chưa gương mẫu trong hoạt động giảng dạy và công tác chuyên môn, chưa thúc đẩy và tập hợp được giáo viên trong tổ. Công tác sinh hoạt tổ chun mơn nhiều khi cịn ngại va chạm; sự kiểm tra của tổ trưởng đơi khi cịn nể nang, chiếu lệ dẫn tới nhiều giáo viên chưa có sự phấn đấu về chuyên môn nghiệp vụ.

- Ý thức phấn đấu vươn lên trong giảng dạy của một bộ phận giáo viên , đặc biệt là giáo viên trẻ chưa cao, đội ngũ giáo viên có tuổi ngại làm quen với phương tiện dạy học hiện đại, ngại tìm tịi, suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Khâu tổ chức nhân lực cũng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chuyên mơn, tình trạng giáo viên khơng cân đối theo bộ mơn, tình trạng thừa về định biên mà vẫn thiếu ở một số mơn vẫn cịn; nhà trường không được quyền chủ động trong việc tiếp nhận, biên chế giáo viên, gây khó khăn trong cơng tác phân cơng, sử dụng lao động trong nhà trường, khơng có tác dụng tích cực cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên. CSVC cịn thiếu thốn, chật hẹp khơng quy chuẩn ảnh hưởng đến các mặt của hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

- Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên đã có chuyển biến tích cực song chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời kỳ mới.

Tóm lại: Với những hạn chế và những nguyên nhân trên, cần thiết phải có những cải tiến về cơng tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu đổi mới giáo dục THCS hiện nay.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Giang, tác giả có một số kết luận sau:

- Công tác quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Giang hiện nay có nhiều mặt tích cực, đạt được một số thành tích nhất định, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội và của địa phương.

- Bên cạnh đó, cơng tác quản lý HĐDH vẫn cịn có những hạn chế cần được khắc phục như: tổ chuyên môn chưa phát huy hết vai trò chức năng trong hoạt động; việc kiểm tra - đánh giá HĐDH chưa chặt chẽ, toàn diện; CSVC - TBDH còn thiếu thốn so với yêu cầu dạy học; quản lý hoạt động học tập của học sinh còn thiếu sâu sát...

- Kết quả nghiên cứu thực trạng đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận, thực tiễn, đồng thời là căn cứ quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 93 - 96)