Thực trạng về quy mô, số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và học sinh, CSVC TBDH ở một số trường THCS huyện Văn Giang.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 63)

16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng

2.3.1.Thực trạng về quy mô, số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL giáo viên và học sinh, CSVC TBDH ở một số trường THCS huyện Văn Giang.

+ Trường THCS Chu Mạnh Trinh, là trường THCS chất lượng cao của huyện được thành lập năm 1997. Năm học 2011-2012 trường có 12 lớp với 486 học sinh. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc được ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. Danh hiệu cao nhất trường đã đạt đó là cờ thi đua của Chính phủ vào năm 2010. Hàng năm, nhà trường có khoảng 20% tổng số học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn HSG cấp huyện và khoảng 8% học sinh đạt giải cấp tỉnh. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường THPT hàng năm đạt 100% trong đó có nhiều học sinh thi đỗ vào các trường THPT chuyên của Hà Nội (Chuyên ĐHSP, ĐH Khoa học tự nhiên). Nhiều giáo viên của trường đã đạt giải cao trong các kỳ thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Kết quả điều tra thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh, CSVC - thiết bị của trường trong 3 năm học:2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 theo phụ lục số 1

+ Trường THCS Tân Tiến được thành lập năm 1962, là trường có quy mô lớn thường trên 20 lớp, hiện nay theo xu hướng chung số lớp, số học sinh của trường đã giảm xuống còn 17 lớp với 603 học sinh. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, chi bộ Đảng đạt TSVM. Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2009. Hàng năm, nhà trường luôn xếp thứ hạng cao trong kỳ thi chọn HSG cấp huyện và có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh. Kết quả điều tra thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh, CSVC - thiết bị của trường trong 3 năm học:2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011 theo phụ lục số 2.

+ Trường THCS Phụng Công được thành lập năm 1965, là trường có quy mô nhỏ, năm học 2010-2011 trường có 8 lớp với 262 học sinh. Trường liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, chi bộ Đảng đạt TSVM. Danh

hiệu cao nhất trường đã được nhận là được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen vào năm học 2008. Hàng năm, tỷ lệ bình quân điểm thi vào 10 của trường luôn xếp thứ hạng khá so với các trường trong huyện. Trường có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua, trong các hoạt động chuyên môn do Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức. Kết quả điều tra thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh, CSVC - thiết bị của trường trong 3 năm học: 2008- 2009, 2009-2010, 2010-2011 theo phụ lục số 3.

+ Trường THCS Thắng Lợi được thành lập năm 1965, trường có quy mô nhỏ, năm học 2010-2011 trường có 10 lớp với 354 học sinh. Đặc điểm của trường là hầu hết giáo viên là mới ra trường, không phải là người địa phương nên thường xuyên luân chuyển gây khó khăn lớn cho việc quản lý hoạt động dạy và học. Xuất phát điểm của trường là đứng ở tốp cuối so với các trường trong huyện. Trong những năm gần đây trường đã phấn đấu đạt danh hiệu trường tiên tiến, chi bộ Đảng đạt TSVM. Hàng năm, tỷ lệ bình quân điểm thi vào 10 của trường có những tiến bộ rõ rệt. Kết quả điều tra thực trạng đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh, CSVC - thiết bị của trường trong 3 năm học: 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011 theo phụ lục số 4.

Qua các bảng số liệu ở phụ lục 1,2,3,4, ta thấy:

Về cơ sở vật chất- thiết bị: Cả 4 trường THCS đều có đủ số phòng học,

trong đó có 3 trường có đủ phòng để học một ca là trường THCS Chu Mạnh Trinh, THCS Phụng Công và THCS Thắng Lợi; trường THCS Tân Tiến chỉ thiếu 2 phòng học nếu tổ chức dạy học một ca. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tổ chức kế hoạch dạy học, các hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém…Các trường đều đã có phòng học bộ môn Vật lý - Công nghệ, Hoá, Sinh tuy chưa thật đầy đủ

nhưng cũng có thể đáp ứng ở mức tối thiểu yêu cầu dạy học các tiết thực hành thí nghiệm trong chương trình. Các trường cũng đều đã có phòng Tin học với số máy tính tuy còn ít nhưng nếu chia ca học và sắp xếp thời khoá biểu hợp lý đã có thể dạy tự chọn môn Tin học cho học sinh theo yêu cầu của chương trình và cũng tạo điều kiện cho đông đảo giáo viên sử dụng máy vi tính ngay tại nhà trường. Qua điều kiện CSVC các nhà trường đã cho thấy rằng, các địa phương trong huyện rất quan tâm đầu tư CSVC, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục cho các nhà trường.

Về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên.

Đội ngũ CBQL từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đến các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được kiện toàn đầy đủ đáp ứng yêu cầu xây dựng bộ máy quản lý dạy học. Tỷ lệ giáo viên của tất cả 4 trường đều rất đầy đủ, cao hơn mức quy định là 1,9 GV/lớp. Về cơ cấu giáo viên cơ bản là đủ theo cơ cấu các môn học. Như vậy ngoài dạy học theo thời khoá biểu, các trường có thể phân công giáo viên dạy bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu kém để sử dụng hết số giờ định mức. Đây cũng là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy học. Về tay nghề giáo viên, theo tự đánh giá của các nhà trường qua các bảng số liệu nhìn chung là đáp ứng yêu cầu giảng dạy, không có giáo viên ở mức không đạt yêu cầu.

Tìm hiểu thêm về đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ở 4 trường THCS trên, ta có các bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Đội ngũ CBQL ở 4 trường THCS huyện Văn Giang năm học 2010 – 2011 Tên trường Tổng số Nữ Đảng viên

Độ tuổi Thâm niên quản lý Đã được bồi dưỡng quản lý Trình độ Dưới 40 40-50 Trên 50 Dưới 5 năm Trên 5 năm CĐ ĐH Chu Mạnh Trinh 2 2 2 1 0 1 0 2 2 0 2 Tân Tiến 3 2 3 0 0 3 0 3 3 1 2 Phụng Công 2 1 2 0 0 2 0 2 2 1 1 Thắng Lợi 2 0 2 0 0 2 0 2 2 2 0 Tổng số 9 5 9 1 0 8 0 9 9 4 5 % 55,5 100 11,1 0 88,9 0 100 100 44,5 55,5

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Văn Giang)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy: đội ngũ CBQL ở 4 trường THCS Chu Mạnh Trinh, Tân Tiến, Phụng Công và Thắng Lợi đều đủ về số lượng, đạt chuẩn trình độ đào tạo. Cụ thể trong các CBQL của 4 trường có: 5 đồng chí có bằng tốt nghiệp ĐHSP, 4 đồng chí có bằng cao đẳng sư phạm, cả 9 đồng chí đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý. Về năng lực quản lý, qua thanh tra xếp loại toàn diện các đơn vị của Phòng GD&ĐT đều xếp ở mức khá và tốt.Về cơ cấu CBQL của 4 trường khá cân đối và đáp ứng được những tiêu chí của CBQL. Có 100% CBQL là đảng viên, trong đó nữ chiếm 55,5%. Tuy nhiên, về độ tuổi, chiếm tới 88,9% CBQL có độ tuổi trên 50. Đây là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm sống, nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Tuy nhiên, ở độ tuổi này các CBQL cấp trường cũng ít năng động, hướng phấn đấu không cao, ít quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc cập nhật thông tin, nắm bắt các vấn đề mới còn chậm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bị hạn chế. Có 11,1 % CBQL tuổi đời dưới 40. Đây là lực lượng cán bộ trẻ kế cận quan trọng, nhiệt tình, năng động, luôn có ý chí tiến thủ, hăng say trong học tập, công tác và

luôn có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các đồng chí CBQL phần lớn trưởng thành từ giáo viên giỏi, có chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, gắn bó với địa phương. Trong công tác quản lý, thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường, trọng tâm là HĐDH.

Về phẩm chất chính trị, các đồng chí CBQL luôn chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chăm lo đến đời sống của giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đây là lực lượng tương đối ổn định, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống, nhiều kinh nghiệm trong quản lý.

Bảng 2.7: Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 4 trường THCS huyện Văn Giang năm học 2010 - 2011.

Tên trường Tổng số Nữ

Đảng viên

Độ tuổi Thâm niên

quản lý Trình độ Dưới 30 Dưới 40 40-50 Trên 50 Dưới 5 năm Trên 5 năm CĐ ĐH Cao học Chu Mạnh Trinh 2 2 2 0 0 1 1 0 2 0 2 0 Tân Tiến 2 1 2 0 0 0 2 0 2 2 0 0 Phụng Công 2 1 2 0 0 2 0 0 2 0 2 0 Thắng Lợi 2 0 2 0 0 2 0 1 1 2 0 0 Tổng số 8 4 8 0 0 5 3 1 7 4 4 0 % 50 100 0 0 62,5 37,5 12,5 87,5 50 50 0

Qua bảng 2.7, ta thấy:

Đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn ở 4 trường THCS đều đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó tổ trưởng chuyên môn nữ chiếm 50%. Các đồng chí cán bộ nữ có đặc điểm là làm việc cẩn thận, nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. 100% tổ trưởng chuyên môn là đảng viên. Điều này thể hiện các chi bộ đã tập hợp được đội ngũ giáo viên tiên tiến nhất trong hàng ngũ của Đảng. 50% các đ/c tổ trưởng chuyên môn có trình độ Đại học (so với tỷ lệ bình quân giáo viên có trình độ ĐH của 4 trường là 41 %). Điều này cho thấy, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đã chuẩn hóa cao về trình độ đào tạo, vững vàng về tay nghề chuyên môn, có uy tín trong tập thể. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản để điều hành tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả. Qua bảng số liệu cũng có thể thấy cách lựa chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của các Hiệu trưởng thường chú trọng nhiều đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuổi đời các tổ trưởng chuyên môn chủ yếu ở độ tuổi từ 40-50 (62,5%), tức là đang ở độ tuổi chín chắn về kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Đội ngũ tổ trưởng được bổ nhiệm ổn định nhiều năm, có tới 87,5% số đồng chí có thâm niên trên 5 năm. Tuy vậy, vẫn còn một số đồng chí chưa thật sắc tay nghề, chưa chịu khó học hỏi để bao quát được các môn học tổ phụ trách, nhiều khi làm việc còn cả nể, không dám mạnh dạn góp ý phê bình tổ viên. Còn số ít đồng chí tổ trưởng chuyên môn chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong điều hành tổ chuyên môn dẫn đến chất lượng một số buổi sinh hoạt tổ, nhóm, chuyên môn không cao, còn nặng về hình thức.

Bảng 2.8 : Đội ngũ giáo viên 4 trường THCS huyện Văn Giang năm học 2010-2011 Tên trường Tổng số Nữ Đảng viên Độ tuổi Trình độ Đang học ĐH Dưới 30 30- 40 40-50 Trên 50 CĐ ĐH Chu Mạnh Trinh 27 22 19 1 20 3 3 9 18 3 Tân Tiến 38 29 23 2 22 9 5 20 18 6 Phụng Công 24 19 7 3 8 7 6 20 4 4 Thắng Lợi 25 11 12 9 13 3 0 18 7 5 Tổng số 114 81 61 15 63 22 14 67 47 18 % 71 57 13,2 55,2 19,3 12,3 59 41 15,8

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Văn Giang)

Qua bảng 2.8 cho thấy:

Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên 4 trường THCS trên đều đảm bảo quy định theo Điều lệ trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011của Bộ GD&ĐT.Về tỷ lệ giáo viên đứng lớp đều vượt so với quy định là 1,9 GV/lớp. Đội ngũ cơ bản đã cân đối, đồng bộ. Đó là thuận lợi cơ bản đối với việc thực hiện kế hoạch dạy học, nâng cao chất lượng. Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số giáo viên học nâng chuẩn tăng dần qua các năm học.

Tỷ lệ đảng viên trong các trường cũng khá cao (57%), tỷ lệ nữ giáo viên nhất là nữ giáo viên trẻ chiếm đa số (71%). Đây là vấn đề rất khó khăn cho các trường vì đa số nữ giáo viên trẻ, đang trong độ tuổi sinh đẻ nên thường xuyên có giáo viên nghỉ thai sản, nghỉ do con ốm... gây khó khăn cho phân công chuyên môn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học.

Bảng 2.9: Chất lượng giảng dạy của giáo viên 4 trường THCS huyện Văn Giang năm học 2010 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường THCS Tổng số GV

Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

Giỏi Khá Đạt yêu cầu Không đạt

SL % SL % SL % SL %

Chu Mạnh Trinh 27 13 48 14 52 0 0 0 0

Tân Tiến 38 13 34,2 22 57,9 3 7,9 0 0

Phụng Công 24 8 33,3 12 50 4 16,7 0 0

Thắng Lợi 25 5 20 13 52 7 28 0 0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Văn Giang)

Đội ngũ giáo viên đã ngày càng nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình là phải nâng cao tay nghề, phải tự hoàn thiện mình để theo kịp các bước phát triển của xã hội và yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới. Các đồng chí giáo viên đã cố gắng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, song việc tự bồi dưỡng còn tỏ ra chậm chạp, chưa tạo được từng bước phát triển vững chắc, còn có nhiều bất cập. Một bộ phận giáo viên có tâm lý ỷ lại, trì trệ, chưa nhiệt tình đối với chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp dạy học, lười áp dụng công nghệ thông tin, thiết bị trong giảng dạy, chưa chú ý hướng dẫn học sinh phương pháp học tập nên hiệu quả giờ dạy chưa cao.

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số giáo viên khá, giỏi của 3 trường : THCS Chu Mạnh Trinh, Phụng Công và Tân Tiến chiếm tỷ lệ khá cao, đồng thời có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Chứng tỏ các trường trên đã chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ và có đội ngũ giáo viên ổn định, yên tâm với nghề, độ tuổi giáo viên cũng phân bố đều. Trường THCS Thắng Lợi lại có đặc thù riêng, trường có tỷ lệ giáo viên trẻ đông lại đa phần là nữ và hầu hết không phải là người địa phương, thường xuyên phải luân chuyển tạo nên tâm lý chưa yên tâm công tác. Điều này gây trở ngại lớn đến chất lượng dạy học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ khá giỏi còn thấp, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện ít, trường chưa có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Về chất lượng học tập của học sinh.

Qua phân tích số liệu trong phụ lục 1,2,3,4 về kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 3 năm học ở 4 trường THCS huyện Văn Giang cho thấy:

+ Về hạnh kiểm: Công tác quản lý giáo dục học sinh đã có những kết quả tốt. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá là cao và nhìn chung là tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu cũng giảm dần hàng năm. Điều đó đã cho thấy học sinh trong các trường đã có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Các trường đã có những biện pháp tích cực để quản lý học sinh phù hợp với thực tế nhà trường và môi trường xã hội ở địa phương, đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường-gia đình-xã hội. Đặc biệt là các trường đã gắn việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng

trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những việc làm cụ thể để nâng

cao chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục đạo đức. Một số trường đã phân công mỗi giáo viên giúp đỡ một học sinh yếu kém hoặc một học sinh cá biệt mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc tuyên truyền phổ biến công tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường được quan tâm đẩy mạnh. Việc đổi mới đánh giá môn GDCD, đó là không chỉ là đánh giá bằng điểm số trên bài kiểm tra mà đánh giá cả sự chuyển biến trong hành vi đạo đức của học sinh thực sự có tác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 63)