Quản lý các điều kiện-phương tiện dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 53)

16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng

1.6.3.Quản lý các điều kiện-phương tiện dạy học.

1.6.3.1. Quản lý việc thực thi chế định xã hội và chế định GD&ĐT.

Muốn hoạt động của nhà trường đi đúng hướng để đạt tới mục tiêu giáo dục thì trước hết người hiệu trưởng phải quản lý tốt việc thực hiện các quy định của pháp luật, của ngành đối với cán bộ giáo viên trong đó có lĩnh vực dạy học. Các quy định đó bao gồm: Luật giáo dục, quy chế, điều lệ của ngành và nội quy của các cơ sở giáo dục...

1.6.3.2. Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học.

Các yếu tố về lực lượng dạy học đó là: CBQL, giáo viên, nhân viên phục vụ dạy học, học sinh, các tổ chức cá nhân tham gia giáo dục được sắp xếp thành bộ máy tổ chức dạy học. Trong bộ máy đó, cần đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của tổ chun mơn, giáo viên chủ nhiệm, các đồn thể trong nhà trường và hội cha mẹ học sinh để phối hợp đồng bộ thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học.

1.6.3.3. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính.

Để cho lực lượng dạy học thực hiện nội dung, đổi mới phương pháp, tổ chức các hình thức dạy học nhằm đạt mục đích dạy học cần có các phương

tiện vật chất tất yếu. Đó là:phịng học, phịng thí nghiệm, phịng học bộ mơn, phịng thư viện, các thiết bị thí nghiệm, thực hành, phương tiện cơng nghệ thơng tin... Đồng thời cũng phải có nguồn tài chính đủ để tổ chức các hoạt động chuyên môn như chuyên đề, hội thảo...và kinh phí động viên khen thưởng người dạy, người học.

1.6.3.4. Quản lý môi trường dạy học.

Người hiệu trưởng phải tìm cách phát huy những yếu tố thuận lợi và khắc phục những yếu tố bất lợi của môi trường tự nhiên và xã hội đối với HĐDH để HĐDH diễn ra trong điều kiện tốt nhất. Các yếu tố tác động của môi trường xã hội là: vấn đề xã hội học tập, cơ hội và thách thức đối với giáo dục, nhu cầu xã hội nói chung và của địa phương nói riêng đối với giáo dục và nhà trường; sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của phụ huynh và nhân dân đối với nhà trường...Các yếu tố của môi trường tự nhiên là: ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, tệ nạn xã hội...

1.6.3.5. Quản lý hệ thống thông tin quản lý dạy học và thông tin dạy học.

Trong thời đại ngày nay thông tin đã trở thành một nguồn lực, một công cụ quản lý đắc lực đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đó có giáo dục và dạy học.Thơng tin như một dạng tài nguyên cần khai thác để xây dựng và tạo sự bền vững cho các phương tiện khác, đồng thời để chủ thể quản lý ra quyết định quản lý thiết thực và hiệu lực cao trong quản lý dạy học.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý HĐDH của Hiệu trưởng các trường THCS tác giả có nhận xét sau:

- Quản lý là một hoạt động xã hội đặc thù, là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện và chức năng quản lý, nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.

- Quản lý HĐDH là một bộ phận hợp thành của quá trình quản lý giáo dục, là tiền đề cho việc đạt được hiệu quả giáo dục và dạy học, là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường. Do đó việc tăng cường hiệu quả quản lý HĐDH có ý nghĩa quyết định.

- Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài giúp chúng tôi xác định được luận đề của đề tài nghiên cứu và hướng dẫn việc khảo sát thực trạng quản lý HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THCS huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (Trang 50 - 53)