16 Giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 tiết/tháng
2.2.1. Mạng lưới trường lớp
- Tồn huyện Văn Giang có 12 trường THCS cơng lập, trong đó có 11 trường thuộc 11 xã, thị trấn và 1 trường THCS chất lượng cao nằm ở trung tâm huyện là trường THCS Chu Mạnh Trinh.
- Quy mô số lớp của các trường thường dao động từ 8 đến 18 lớp, nghĩa là ở mức vừa và nhỏ khơng có trường nào quá đông về số lớp nên khá thuận lợi cho cơng tác quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng.
- Trong khối THCS có 6 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 50% tổng số trường trong huyện, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của toàn tỉnh (khoảng 35%). Vị trí của các trường được bố trí tại các khu trung tâm dân cư.
2.2.2. Học sinh
Bảng 2.1. Quy mô phát triển học sinh THCS huyện Văn Giang Năm học 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 Học sinh Số lớp Số học sinh HS bỏ học Số lớp Số học sinh HS bỏ học Số lớp Số học sinh Học sinh bỏ học Tổng số 166 6222 21 166 6048 19 164 6003 15
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Văn Giang)
Qua bảng số liệu về quy mô phát triển HS THPT tỉnh Hưng Yên ta thấy: - Số lượng học sinh THCS của huyện Văn Giang có chiều hướng giảm, nhất là năm học 2010 - 2011.
-Tỷ lệ bình quân học sinh trên lớp hầu hết ở mức 30 đến dưới 40 HS/lớp thấp hơn mức quy định của Bộ GD&ĐT.Điều này tạo nhiều thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra - đánh giá, nâng cao chất lượng dạy học.
- Hiện tượng học sinh bỏ học vẫn xảy ra ở một số trường trong huyện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học là do lực học yếu, kém, khơng theo kịp được chương trình. Hiện tượng này đang được khắc phục và giảm đi trong những năm gần đây.
Quy mô phát triển học sinh cấp THCS của huyện Văn Giang ngày một giảm dần, phù hợp theo quy mô dân số, song vẫn đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới. GD&ĐT đã phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh THCS huyện Văn Giang năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011
Xếp loại Năm học Tổng số học sinh Kết quả xếp loại
Tốt-Giỏi Khá Trung bình Yếu+Kém
SL % SL % SL % SL % Hạnh kiểm 2008-2009 6222 3972 63,8 1730 27,7 486 8 34 0,5 2009-2010 6048 3840 63,5 1669 27,6 509 8,4 30 0,5 2010-2011 6003 3891 64,8 1628 27,1 466 7,8 18 0,3 Học lực 2008-2009 6048 935 15,4 2653 43,9 2060 34,1 390+10 6,4+0,2 2009-2010 6222 920 14,8 2762 44,4 2134 34,2 396+10 6,4+0,2 2010-2011 6003 1047 17,5 2662 44,4 1959 32,6 326+9 5,4+0,1
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Văn Giang)
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.2, cho thấy:
- HS THCS Văn Giang nhìn chung là ngoan ngỗn, có tư cách đạo đức tốt (chiếm trên 90% hạnh kiểm khá, tốt). Các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chăm chỉ học tập, yêu thầy mến bạn. Song bên cạnh đó vẫn cịn một số HS chưa ngoan - xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu chiếm gần 10%. Điều này cho thấy một bộ phận học sinh trong các nhà trường chưa thực sự có ý thức rèn luyện, tu dưỡng. Cần tăng cường quản lý việc rèn luyện đạo đức cho bộ phận học sinh trên.
- Kết quả xếp loại học lực giỏi và khá chiếm trên 58% là cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả xếp thứ điểm bình quân thi tuyển sinh vào lớp 10 của Văn Giang do Sở GD&ĐT Hưng Yên đánh giá ln xếp thứ nhất tồn tỉnh, chứ khơng phải do đánh giá rộng. Điều này cũng phù hợp với kết quả thi chọn HSG lớp 9 cấp tỉnh của Văn Giang ln xếp từ thứ 1 đến thứ 3 tồn tỉnh. Tuy vậy, vẫn còn nhiều học sinh xếp loại yếu, kém: năm học 2008-2009 và 2009-2010 chiếm 6,6%; năm học 2010-2011 giảm xuống còn 5,5%. Điều này ảnh hưởng đến chỉ tiêu phấn đấu
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả xếp loại học lực yếu, kém song nguyên nhân được nhiều người nhắc tới khi được hỏi là:
+ Chất lượng đầu vào của một bộ phận học sinh lớp 6 còn thấp, vì bậc học THCS là bậc học phổ cập nên chỉ xét tuyển học sinh vào lớp 6 và cần phải huy động 100% số học sinh đã hoàn thành chương trình Tiểu học.
+ Cơng tác quản lý việc rèn luyện đạo đức, phương pháp, ý thức tự học của học sinh chưa thực sự hiệu quả.
+ Việc phân loại và giúp đỡ học sinh yếu kém trên lớp và tại gia đình cịn chưa tích cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình và nhà trường để giúp đỡ các em này.