Tình hình nguồn lực của ngân hàn gÁ Châu Chi nhánh Huế 1 Tình hình sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 37 - 41)

X 100 Tổng tài sản có

2.1.3.Tình hình nguồn lực của ngân hàn gÁ Châu Chi nhánh Huế 1 Tình hình sử dụng lao động

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

2.1.3.Tình hình nguồn lực của ngân hàn gÁ Châu Chi nhánh Huế 1 Tình hình sử dụng lao động

2.1.3.1. Tình hình sử dụng lao động

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, trong những năm qua, cùng với sự biến chuyển của nền kinh tế, ACB cũng đã có những thay đổi tích cực đối với đội ngũ cán bộ nhân viên.

Thông qua bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009 (bảng 2.1), ta thấy tổng số lao động của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007, tổng số lao động của chi nhánh là 40 người đến năm 2008 tăng lên 45 người, tương ứng tăng 12,50%. Năm 2009, tổng số lao động là 45 người, tăng 11,11% so với năm 2008. Biến động tăng này là do số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng tăng đòi hỏi một số lượng lớn cán bộ có trình độ để đảm bảo các hoạt động giao dịch được diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, năm 2008 ngân hàng đã mở thêm một Phòng giao dịch tại số 30 Hùng Vương - Huế và năm 2009 khai trương thêm Phòng giao dịch tại Siêu thị BigC - Huế do đó, việc tuyển thêm lao động nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh là một điều tất yếu. Biến động về lao động năm 2009 so với năm 2008 (11,11%) thấp hơn năm 2008 so với năm 2007 (12,50%) là do khi khai trương Phòng giao dịch BigC, ngân hàng không tuyển dụng nhân viên mới hoàn toàn mà có điều chuyển một số cán bộ từ chi nhánh sang.

Xét về giới tính: Qua bảng 2.1 ta thấy số lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn so

với lao động nam, đây cũng chính là đặc điểm chung của các ngân hàng trên địa bàn hiện nay. Năm 2009, lao động nữ ở ACB Huế là 32/45 nhân viên, chiếm 64% số lượng lao động tại đơn vị. Đây cũng là một điều dễ hiểu do tính chất và đặc điểm của loại hình dịch vụ ngân hàng luôn cần một số lượng lớn các nhân viên nữ giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động nữ của chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm (năm 2007: 67,50%, năm 2008: 66,67%, năm 2009: 64,00%), ta có thể thấy rằng ACB Huế đang cố gắng cân đối tỷ lệ lao động tại chi nhánh, bởi đặc trưng của ngành ngân hàng là hoạt động huy động vốn phải song song với hoạt động cấp tín dụng, nên tỷ lệ lao động nam lợi thế trong lĩnh vực tín dụng ngang bằng với tỷ lệ nữ lợi thế trong lĩnh vực huy động vốn là chính sách nhân sự hiệu quả mà chi nhánh hướng tới.

Xét về tính chất công việc: Phần lớn đội ngũ cán bộ công nhân viên tại ACB -

Huế đều là lao động trực tiếp, chiếm 75,00% tương đương 30 người trong năm 2007, chiếm 75,56% tương đương với 34 người trong năm 2008 và chiếm 76,00% tương đương với 38 người năm 2009. Trong khi đó lao động gián tiếp vào khoảng 10 đến 12 người, tức 25% tổng số lao động. Tuy lao động gián tiếp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ tăng thêm không đáng kể nhưng những nhân viên trong bộ phận lao động gián tiếp đều là những thành viên không thể thiếu của chi nhánh, đó là các nhân viên giữ những chức vụ quan trọng như: nhân viên Thẩm định bất động sản, nhân viên Tư vấn tài chính cá nhân (PFC). Do tính chất phức tạp về nghiệp vụ chuyên môn nên các chức vụ này thường là nhân viên của Hội sở hoặc chi nhánh ACB - Đà Nẵng ủy quyền hỗ trợ cho chi nhánh Huế.

Xét về trình độ học vấn: ACB xem trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu

quan trọng trong việc tuyển dụng của mình và luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng có chế độ tuyển dụng gay gắt. Hầu hết nhân viên của ACB Huế đều có trình độ Đại học và trên Đại học, chiếm trên 82% tổng số lao động của chi nhánh . Đặc biệt, 100% cán bộ tín dụng ACB Huế có trình độ từ Đại học trở lên, đây là một điều rất thuận lợi cho công tác tín dụng của chi nhánh. Đối với số lượng nhân viên ở các trình độ khác thì mức biến động không đáng kể. Điển hình năm 2007 tỷ trọng nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, lao động phổ thông trong tổng số lao động tại chi nhánh là 17,50%,

trong khi đó con số này ở năm 2008 là 17,78% và 2008 là 18,00%. Trong quá trình làm việc, các nhân viên ACB thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Chính sách đào tạo của ACB có mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đức trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Điều này chứng tỏ rằng ACB luôn quan tâm, thực hiện tốt chiến lược nguồn lực của mình, và điều đó không ngoài mục đích nào khác nhằm hoàn thiện mục tiêu “Luôn vươn đến sự hoàn hảo” mà ACB đã đặt ra ngay từ ngày đầu hoạt động.

Nhìn chung, qua việc phân tích bảng tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009, ta thấy số lượng lao động của chi nhánh qua 3 năm đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình lao động của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị tính: Người

(Nguồn: Phòng Hành chính - ACB Huế)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Tổng 40 45 50 5 12,50 5 11,11

Phân theo giới tính 40 45 50 5 12,50 5 11,11

- Nam 13 15 18 2 15,38 3 20,00

- Nữ 27 30 32 3 11,11 2 6,67

Phân theo tính chất 40 45 50 5 12,50 5 11,11

- Lao động gián tiếp 30 34 38 4 13,33 4 11,76

- Lao động trực tiếp 10 11 12 1 10,00 1 9,09

Phân theo trình độ học vấn 40 45 50 5 12,50 5 11,11

- Đại học và trên đại học 33 37 41 4 12,22 4 10,81

- Cao đẳng, trung cấp 1 1 2 0 0,00 1 100,00

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 37 - 41)