Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 100 - 103)

X 100 Tổng tài sản có

3.2.3.Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ tín dụng

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

3.2.3.Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ tín dụng

Mọi ngân hàng đều nhận thức rằng con người là nhân tố quyết định của mọi vấn đề, quyết định hiệu quả của mọi hoạt động. Đối với hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng, yếu tố con người, cụ thể là nhân viên tín dụng cá nhân đóng vai trò then chốt. Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc cho đội ngũ nhân viên của mình.

Hầu hết nhân viên tín dụng cá nhân tại ACB Huế đều tốt nghiệp đại học từ chuyên ngành tài chính ngân hàng, kế toán nên nhìn chung đã có một nền tảng kiến thức

rất căn bản. Tuy nhiên, đa phần nhân viên tín dụng ở chi nhánh có tuổi đời còn rất trẻ, nên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc còn nhiều hạn chế. Do đó, ngân hàng cần tiếp tục đào tạo, phát triển, bổ sung, cập nhật thêm về nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế cho nhân viên nhằm hỗ trợ cho họ làm việc tốt hơn. Cụ thể:

 Tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kỳ, có thể 1 tháng/lần. Người chủ trì buổi sinh hoạt nghiệp vụ có thể là các trưởng phòng tín dụng hay một thành viên trong Ban giám đốc. Nội dung buổi sinh hoạt có thể mô phỏng như sau:

 Phổ biến các thông tin mới, các văn bản, các quy định của Hội sở chính hoặc của NHNN mới ban hành cho nhân viên.

 Thảo luận các vấn đề vướng mắc trong công việc, vướng mắc về thực hiện các văn bản, chế độ, quy định nghiệp vụ của ngân hàng để từ đó đưa ra hướng giải quyết cụ thể.

 Nhân viên A/O cũng tranh thủ trao đổi với lãnh đạo cấp trên về những vấn đề phát sinh chưa thể xử lý trong khi thực hiện nhiệm vụ, từ đó ban lãnh đạo sẽ có những góp ý để A/O có thể đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách thiết thực và hợp lý nhất.

 Tiếp tục tăng cường các khóa học đào tạo nội bộ, các buổi tập huấn ngắn ngày, bồi dưỡng nghiệp vụ để củng cố và nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các kiến thức về sản phẩm mới, nghiệp vụ về lĩnh vực, đối tượng khách hàng mới. Ngân hàng đặc biệt phải chú trọng đến vấn đề chất lượng của công tác đào tạo này: kết thúc các khóa học nên tổ chức bài kiểm tra và chấm điểm khách quan để đánh giá; cán bộ sau khi được ngân hàng cử đi học cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể để tránh căn bệnh hình thức, tránh hiện tượng ngân hàng bỏ tiền cho cán bộ đi học nhưng sau khi kết thúc khóa học lại không mang lại hiệu quả trong công việc.

Hiện tại ACB có một lợi thế là có trung tâm đào tạo của ngân hàng với đội ngũ giảng viên trong nước và nước ngoài giàu kinh nghiệm thực tiễn. Do đó, nếu phát

huy tốt lợi thế này thì chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng sẽ được đảm bảo tốt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần mở các lớp học bồi dưỡng về ngoại ngữ nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho nhân viên để phục vụ cho nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài.

 Khuyến khích sự tự học

Hiện nay, do cường độ làm việc trong ngành ngân hàng là rất căng thẳng nên hầu hết nhân viên tín dụng ở ACB Huế chưa có điều kiện để tự học, cập nhật thêm những kiến thức mới. Ban lãnh đạo chi nhánh cần khuyến khích nhân viên tự học hơn nữa, đặc biệt là việc cập nhật những thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, các cán bộ tín dụng bên cạnh việc bồi dưỡng về mặt kiến thức, nghiệp vụ cũng cần tự rèn luyện các kỹ năng sau:

 Kỹ năng tìm hiểu thông tin: CBTD phải biết cách thu thập và khai thác thông tin cần thiết để khắc phục một phần tình trạng thông tin mất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng, nhằm mở rộng cho vay đồng thời hạn chế được rủi ro.

 Kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng có những kỹ năng và kiến thức nhất định về marketing để thu hút và phục vụ khách hàng. CBTD phải nắm vững nghiệp vụ tín dụng và hiểu biết các nghiệp vụ ngân hàng khác để khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có khả năng thu hút và mở rộng cho vay.

 Kỹ năng đàm phán với khách hàng: CBTD phải biết cách đàm phán, thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản trong chính sách, quy trình tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

 Kỹ năng tổng hợp: trên tất cả các dữ liệu đã thu thập được, CBTD phải có khả năng tổng hợp được điểm mạnh, yếu của khách hàng, đồng thời nêu được quan điểm của mình về những đánh giá đối với khách hàng.

 Kỹ năng phân tích: Qua việc phân tích những thông tin, số liệu đã thu thập được, CBTD có khả năng phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau để phục

vụ cho hoạt động tín dụng. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng để CBTD có khả năng nhận diện những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay.

 Áp dụng hình thức lương thưởng theo hiệu quả công việc

ACB cần có những khoản phụ cấp cũng như các khoản thưởng thêm cho những cán bộ tín dụng mang về mức thu nhập cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ vượt kế hoạch. Đây là đòn bẩy quan trọng để ACB chiêu mộ người tài, giữ người giỏi và khuyến khích nhân viên cống hiến hết sức mình cho hoạt động chung của chi nhánh.

 Công tác tuyển dụng:

Trong tuyển dụng, nên chọn đúng người, đúng việc, chú trọng đến năng lực thực sự chứ ko nên quá xem trọng bằng cấp. Tuyển dụng vừa đủ, ko nhiều quá, ko ít quá để tiện phân công, bố trí công việc.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần chú ý bố trí đội ngũ cán bộ nhân viên phù hợp khả năng, trình độ, sở trường của mỗi người theo nguyên tắc “căn cứ công việc để bố trí lao động” để tránh những rủi ro trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 100 - 103)