Quy trình cho vay tại Ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 55 - 58)

X 100 Tổng tài sản có

2. Theo đối tượng

2.2.1.4. Quy trình cho vay tại Ngân hàn gÁ Châu

Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn tại Phòng Kinh doanh ACB - CN Huế. Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR) và nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) sẽ hướng dẫn khách hàng về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc từ Loan CSR được phân công, A/O tiến hành:

(1) Gửi hồ sơ TSĐB cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. A/A thẩm định TSĐB và lập tờ trình TSĐB.

(2) Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng, sau đó trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Gửi hồ sơ vay cho bộ phận phân tích tín dụng để hỗ trợ phân tích, nhân viên phân tích tín dụng (CA) thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng.

Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

(1) Quyết định cho vay:

A/O trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng  họp Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng  Thông báo kết quả xét duyệt khoản vay.

(2) Thông báo kết quả cho khách hàng

Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng bằng văn bản (dù đồng ý hay không đồng ý cho vay). Sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho ACB.

Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay

(1) Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng, A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân.

(2) Loan CSR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về TSĐB cho khoản vay.

Bước 5: Nhận và quản lý TSĐB

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay, LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Bước 6: Lập hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ

(1) Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng (BTD/HĐTD) đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng.

(2) Hợp đồng tín dụng/Khế ước nhận nợ (HĐTD/KƯNN) sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

Bước 7: Tạo tài khoản và giải ngân

(1) Căn cứ HĐTD/KƯNN, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng.

(2) Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa tài khoản vay.

(3) Nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân.

Bước 8: Lưu trữ hồ sơ

Việc lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan, được Loan CSR thực hiện theo hướng dẫn lưu trữ hồ sơ của ACB

Bước 9: Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

(1) Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi) (2) Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng (3) Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh

Bước 10: Tái đánh giá lại các dự án trung, dài hạn đã tài trợ

Công việc này nhằm mục đích cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. (A/O, A/A và/hoặc Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện)

Bước 11: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Khách hàng gửi giấy đề nghị  A/O khảo sát, đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng  Lập tờ trình thẩm định khách hàng  Trình hồ sơ gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ.

Bước 12: Chuyển nợ quá hạn

A/O lập tờ trình thẩm định khách hàng về xét duyệt chuyển NQH và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt  Loan CSR chuyển NQH trên TCBS  Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển NQH, lập biên bản bàn giao hồ sơ vay cho ACBA hoặc bộ phận xử lý nợ.

Bước 13: Khởi kiện thu hồi nợ xấu

Căn cứ vào hồ sơ khách hàng NQH do Loan CSR chuyển sang, ACBA/Bộ phận xử lý nợ thực hiện thu hồi nợ theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của ACBA/Bộ phận xử lý nợ.

Khách hàng nộp hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi vay  A/O kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thông tin, số liệu, sau đó lập tờ trình về việc miễn giảm lãi vay  Trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Bước 15: Thanh lý/Tất toán khoản vay

(1) Thanh lý đúng hạn

a. Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt… lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng.

b. Khi khách hàng có đề nghị giải chấp tài sản, Loan CSR tiếp nhận và kiểm tra các dư nợ của khách hàng và làm giấy đề nghị giải chấp tài sản theo mẫu rồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. LDO sau khi nhận được đề nghị giải chấp thì tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản thế chấp.

(2) Thanh lý trước hạn

a. Loan CSR tiếp nhận đơn yêu cầu thanh lý trước hạn của khách hàng, trình cấp có thẩm quyền ký duyệt và tính toán, điều chỉnh và nhập lãi, phí, lãi phạt… tùy theo sản phẩm cho vay (nếu có) vào tài khoản vay trên TCBS.

b. Teller thực hiện thanh lý tài khoản vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w