Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 70 - 82)

X 100 Tổng tài sản có

a.Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ

dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế qua các chỉ tiêu định lượng

Với các chỉ tiêu định tính, chúng ta có được những nhận xét ban đầu về nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế, tuy nhiên để có những kết luận chính xác hơn thì chúng ta phải tiến hành phân tích nghiệp vụ này qua các chỉ tiêu định lượng, với những con số cụ thể từ các báo cáo hàng năm của ngân hàng.

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ dịch vụ

Để đánh giá tình hình cho vay SXKD&LDV đối với KHCN của CN, ta tập trung phân tích doanh số cho vay và dư nợ cho vay SXKD&LDV qua 3 năm 2007 - 2009.

225,279 842,985 461,665 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2007 2008 2009

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế (2007 - 2009)

61.317 63.103 102.507 102.507 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ACB Huế (2007 - 2009)

Xem xét doanh số cho vay và dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân theo thời gian

Qua bảng 2.6, ta có một số nhận xét sau:

Điểm chung nhất mà chúng ta thấy được đó là cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng từ 40% - 60% trong tổng doanh số cho vay và dư nợ cho vay của chi nhánh. Có thể lý giải thực tế trên như sau, các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tại ACB Huế chủ yếu là để phục vụ các nhu cầu liên quan đến hàng hóa, đầu tư máy móc, thiết bị nên số tiền vay là khá lớn. Vì vậy các khoản vay trung hạn chiếm tỷ trọng cao cũng là đều dễ hiểu. Bên cạnh đó, ta thấy rằng tỷ trọng của doanh số cho vay trung hạn qua ba năm có sự thay đổi như sau: năm 2007 chiếm 50,10%, năm 2008 chiếm 31,38% và năm 2008 chiếm 60,05% doanh số cho vay SXKD&LDV đối với KHCN. Tỷ trọng doanh số cho vay SXKD&LDV trung hạn năm 2008 thấp nhất trong 3 năm cũng là một điều dễ hiểu vì ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng, kinh tế sụt giảm, cả ngân hàng và khách hàng đều hạn chế trong quan hệ vay mượn. Trong khi năm 2007 và năm 2009, tỷ trọng doanh số cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao cho thấy đây chính là xu hướng chính của vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ trên địa bàn tỉnh,

vì vậy chi nhánh cần tiếp tục đẩy mạnh cho vay trung hạn. Tuy nhiên, ACB Huế cũng nên phát triển cho vay SXKD&LDV ngắn hạn bằng những món vay nhỏ như vay trả nợ cho nhà cung cấp, vay mua hàng hóa phục vụ mang tính thời điểm (tết, đầu năm học). Vì các khoản vay ngắn hạn với thời gian trả nợ trong vòng một năm không những tiềm ẩn ít rủi ro mà còn giúp chi nhánh mở rộng thị phần của mình.

Dư nợ cho vay SXKD&LDV đối với KHCN tăng qua 3 năm nhưng tốc độ tăng từng năm rất khác biệt: năm 2008 tăng 2,91% so với năm 2007, cụ thể tăng 1.786 triệu đồng; năm 2009 tăng 39.404 triệu đồng, tương ứng tăng 62,44% so với năm 2008. Năm 2008 do tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam, mọi ngân hàng đều thắt chặt cho vay dẫn đến kết quả là dư nợ cho vay chỉ tăng 2,91%. Tháng 10 năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 6 khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng làm giảm khả năng trả nợ, do đó công tác thu nợ năm 2009 của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, cộng thêm phần dư nợ cho vay năm 2008 cũng không hề nhỏ, tất cả những nguyên nhân đó đã lý giải cho kết quả dư nợ năm 2009 tăng xấp xỉ 22% so với năm 2008. Tốc độ tăng của từng khoản mục dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn năm 2009 tăng gấp nhiều lần so với năm 2008 là một điều cần đặc biệt chú ý. Trước hết, việc dư nợ tăng cho thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong năm 2009, khi nền kinh tế tỉnh nhà mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng. Thứ hai, dư nợ tăng cũng đặt lên vai ngân hàng một trách nhiệm nặng nề hơn về việc thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản nợ năm 2008 chưa thu hồi được.

Bên cạnh đó, ACB Huế cũng nên xem xét về cơ cấu danh mục sản phẩm đã phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa? Chính sách lãi suất cho vay SXKD&LDV đã hợp lý chưa? Việc quảng bá thương hiệu của chi nhánh đến với khách hàng đã thật sự hiệu quả?... để từ đó đưa ra giải pháp tốt để tăng doanh số cho vay.

Bảng 2.6: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 225.279 842.985 461.665 617.706 274,20 (381.320) (45,23)

1. Ngắn hạn 106.467 398.479 134.160 292.012 274,28 (264.319) (66,33) 2. Trung hạn 112.865 264.529 277.230 151.664 134,38 12.701 4,80 3. Dài hạn 5.947 179.977 50.275 174.030 2926,17 (129.702) (72,07) Dư nợ 61317 63103 102507 1.786 2,91 39.404 62,44 1. Ngắn hạn 32.001 26.434 46.425 (5.567) (17,40) 19.992 75,63 2. Trung hạn 25.196 25.254 41.589 58 0,23 16.335 64,68 3. Dài hạn 4.120 11.415 14.493 7.295 177,07 3.077 26,96

Xem xét doanh số cho vay và dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Nghiên cứu cho vay SXKD&LDV đối với KHCN theo mục đích sử dụng vốn ta sẽ thấy được những nhu cầu chính của khách hàng khi vay SXKD&LDV. Từ đó làm nền tảng cho định hướng phát triển các dòng sản phẩm của chi nhánh.

Vay vốn bổ sung vốn lưu động

Nhận xét chung về khách hàng cá nhân vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ qua 3 năm ở ACB Huế là chủ yếu phục vụ bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Khoản vay này luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay SXKD&LDV, cụ thể là năm 2007 chiếm 69,96%, năm 2008 chiếm 77,00% và năm 2009 chiếm 85,81%. Mặc dù trong bối cảnh khủng hoảng chung nhưng doanh số cho vay bổ sung vốn lưu động năm 2008 tăng 311,88% so với năm 2007, là do nắm bắt được nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động SXKD&LDV, khai thác tiềm năng du lịch vào dịp lễ hội Festival 2008, ACB Huế đã tài trợ vốn cho các dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn, khôi phục làng nghề như dự án khách sạn Ngọc Hương, Trường Giang… với các chương trình hấp dẫn như “Chương trình tín dụng đặc biệt 5000tỷ, Chương trình vay ngay trúng lớn áp dụng cho loại hình DNTN, sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh trả góp”. Nhưng sang năm 2009, doanh số cho vay bổ sung vốn lưu động giảm 252.944 triệu đồng, tương ứng giảm 38,97% so với năm 2008. Vào năm này, ngân hàng chủ yếu cho vay đối với các dự án trung hạn và dài hạn theo “Chương trình phát triển tín dụng theo QĐ 131” dành cho tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm. Đa số các khoản vay vào năm 2009 đều thuộc về các cá nhân, hộ gia đình với số tiền vay nhỏ (từ 100 - 150 triệu đồng) với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh trả góp nhưng số lượng đối tượng vay này rất lớn như các cửa hiệu tạp hóa, quán ăn... Tuy nhiên, vì nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả trong năm 2008 nên sang năm 2009 cũng khá “dè dặt” trong việc vay vốn tiếp mục mở rộng sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là nguyên nhân lý giải cho kết quả doanh số cho vay bổ sung vốn lưu động năm 2009 giảm 38,97% so với năm 2008.

Về chỉ tiêu dư nợ, dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động tăng qua ba năm như năm 2008 tăng 812 triệu đồng (3,34%) và năm 2009 tăng 10.578 triệu đồng (42,12%). Dư nợ năm 2009 tăng gấp 12 lần so với năm 2008 là dấu hiệu tốt vì nó đảm bảo cho lợi nhuận tại chi nhánh. Kết quả trên có được là nhờ vào ACB Huế đã có được chính sách lãi suất hợp lý và chiến lược hoạt động phù hợp. Tuy nhiên, việc doanh số cho vay giảm cùng với dư nợ tăng vào năm 2009 cũng đưa đến cho ngân hàng trọng trách nặng nề hơn về công tác thu hồi nợ, đặc biệt là những khoản nợ quá hạn, nợ xấu từ năm 2008 chưa thu hồi được.

Vay vốn đầu tư tài sản cố định

Đầu tư tài sản cố định là khoản vay chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay SXKD&LDV đối với KHCN. Trước hết, do cho vay đầu tư tài sản cố định thường là các khoản vay trung và dài hạn nên thời gian thu hồi nợ sẽ lâu hơn các khoản vay ngắn hạn. Thứ hai, khoản vay này đa phần là những khoản vay lớn, hầu hết phục vụ cho việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở kinh doanh, khu du lịch, nhà nghỉ… và do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong 3 năm 2007 - 2009, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động không hiệu quả làm giảm khả năng trả nợ, ảnh hưởng xấu đến công tác thu nợ của ngân hàng và làm cho dư nợ đầu tư tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ cho vay SXKD&LDV. Qua bảng 2.7 ta thấy biến động của khoản vay này qua 3 năm 2007- 2009 như sau:

Dư nợ cho vay đầu tư tài sản cố định năm 2008 chỉ tăng 2,63% so với năm 2007, nguyên nhân chính là do lạm phát tăng cao khiến toàn bộ hệ thống NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng thắt chặt cho vay vào những tháng giữa năm. Nhưng đến năm 2009, dư nợ cho vay đầu tư tài sản cố định tăng 75,88%, cụ thể tăng 28.826 triệu đồng. Chúng ta thấy rằng dư nợ của các khoản vay này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, cùng với đặc tính thời gian vay đối với từng món vay là khá dài nên đây là nhân tố chính tạo nên sự bền vững của dư nợ vay SXKD&LDV đối với dư nợ chung của toàn chi nhánh.

Bảng 2.7: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân ở ACB Huế theo mục đích sử dụng vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

2008/2007 2009/2008

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 225.279 842.985 461.665 617.706 274,20 (381.320) (45,23)

1. Bổ sung vốn lưu động 157.595 649.098 396.154 491.503 311,88 (252.944) (38,97)

2. Đầu tư tài sản cố định 67.684 193.887 65.511 126.203 186,46 (128.376) (66,21)

Dư nợ 61.317 63.103 102.507 1.786 2,91 39.404 62,44

1. Bổ sung vốn lưu động 24.300 25.112 35.690 812 3,34 10.578 42,12

3. Đầu tư tài sản cố định 37.017 37.991 66.817 974 2,63 28.826 75,88

b. Nhóm chỉ tiêu an toàn

Nợ quá hạn và nợ xấu là vấn đề mà bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm, dù ngân hàng có hệ thống quản lý chặt chẽ như thế nào đi nữa thì cũng không thể nào triệt tiêu nợ quá hạn, nợ xấu được bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đến từ mọi phía. Bên cạnh đó, nợ quá hạn và nợ xấu còn là những chỉ tiêu giúp chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả nghiệp vụ cho vay của ngân hàng một cách chính xác.

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn - nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân của ACB Huế (2007 - 2009)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nợ quá hạn

Cho vay SXKD&LDV 307 688 357

Hoạt động cho vay 768 3.248 1.080

Tỷ trọng (%) 39,92 21,18 33,06

Nợ xấu

Cho vay SXKD&LDV 0 38 64

Hoạt động cho vay 64 427 707

Tỷ trọng (%) 0 8,87 9,05

Dư nợ

Cho vay SXKD&LDV 61.317 63.103 102.507

Hoạt động cho vay 138.410 153.240 236.900

Tỷ lệ Nợ quá hạn/Dư nợ(%)

Cho vay SXKD&LDV 0,50 1,09 0,35

Hoạt động cho vay 0,55 2,12 0,46

Tỷ lệ Nợ xấu/Nợ quá hạn (%)

Cho vay SXKD&LDV 0 5,50 17,93 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động cho vay 8,33 13,15 65,46

Qua bảng 2.8 và phụ lục 3, ta thấy tình hình NQH, nợ xấu cho vay SXKD&LDV đối với KHCN của ACB Huế qua 3 năm biến động như sau:

Nợ quá hạn năm 2008 tăng 124,35%, tương ứng với con số tuyệt đối là 381 triệu đồng. Sự tăng đột biến của NQH năm 2008 cũng dễ hiểu khi xét trong mối tương quan với tình hình nền kinh tế. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế xảy ra trên diện rộng, tình hình hoạt động bất ổn của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đã dẫn đến nguồn thu nhập chính của nhiều khách hàng bị ảnh hưởng từ đây trực tiếp làm giảm khả năng trả nợ của họ.

Vào năm 2009, ta thấy giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng NQH của hoạt động SXKD&LDV đối với KHCN thấp hơn năm 2008 nhưng lại chiếm tỷ trọng đến 33,06% trong tổng NQH của hoạt động cho vay. Tỷ trọng này phản ánh việc thu hồi nợ vay SXKD&LDV đối với KHCN của chi nhánh là chưa tốt. Mặc dù NQH của chi nhánh năm 2009 đã giảm 66,75% so với năm 2008, cho thấy ACB Huế đã rất tích cực trong công tác thu nợ nhưng NQH cho vay SXKD&LDV vẫn chưa nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhìn nhận vấn đề này trên một khía cạnh khác. Như đã trình bày ở các phần trên, các khoản vay SXKD&LDV năm 2009 ở chi nhánh chủ yếu vẫn là các khoản vay nhỏ của các cá nhân, hộ kinh doanh, nên khi xử lý được một món nợ thì cũng không làm giảm đáng kể tỷ trọng NQH cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ. Qua đó, chúng ta cần có cái nhìn khách quan hơn khi tỷ trọng NQH cho vay SXKD&LDV đối với KHCN năm 2009 là khá lớn. Tuy nhiên, ACB Huế cũng cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cán bộ tín dụng phụ trách mảng cho vay này.

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ trong ba năm giao động từ 0,30% đến 1,10%. Đặc biệt, năm 2008, tỷ lệ NQH cho vay SXKD&LDV của ACB Huế vượt ngưỡng 1%, cụ thể là 1,09%, tỷ lệ này có thể được chấp nhận khi quy mô cho vay của chi nhánh được mở rộng và thực tế thì năm 2008 ACB Huế có doanh số cho vay SXKD&LDV cao nhất trong giai đoạn 2007 - 2009. Mặc dù hoạt động cho vay phục vụ kinh doanh vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì nguồn trả nợ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, và đặc biệt là tình hình chung của nền kinh tế còn khó khăn

nhưng do công tác thẩm định, xét duyệt vay vốn được thực hiện tốt, công tác thu nợ hiệu quả nên tỷ lệ NQH của hoạt động cho vay kinh doanh 3 năm qua luôn thấp hơn tỷ lệ chung của chi nhánh. Bên cạnh đó, ACB Huế còn tìm mọi cách để giảm áp lực NQH như thành lập bộ phận xử lý nợ, tái thẩm định các phương án vay vốn kinh doanh của khách hàng, kiên quyết phát mãi tài sản để thu hồi nợ quá hạn. Với những nổ lực kể trên thì tỷ lệ NQH năm 2009 của chi nhánh được kiềm chế ở mức 0,46% và tỷ lệ này ở hoạt động cho vay kinh doanh là 0,35% .

Tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn của chi nhánh và của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ tăng lên qua 3 năm đòi hỏi chi nhánh cần kiểm soát chặt chẽ hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 70 - 82)