Tình hình tài sản, nguồn vốn của ACB Huế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 41 - 45)

X 100 Tổng tài sản có

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH HUẾ

2.1.3.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của ACB Huế

Nếu như tình hình nguồn nhân lực nói lên chất lượng lao động tại ACB Huế thì tình hình tài sản - nguồn vốn sẽ thể hiện sức mạnh về tài chính và quy mô hoạt động của chi nhánh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cũng như cổ đông xem xét hiệu quả hoạt động của ACB Huế.

Tình hình tài sản của ACB Huế

Qua bảng 2.2, ta dễ dàng nhận thấy rằng giá trị tài sản của ACB Huế tăng qua các năm, cụ thể năm 2008 tăng 143.579 triệu đồng (30,11%) so với năm 2007 và năm 2009 tăng 151.203 triệu đồng (24,37%) so với năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 (thấp hơn 5,74%).

Điểm chung nhất mà ta thấy được ở bảng tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế qua ba năm 2007 - 2009 đó là khoản mục Tài sản Có khác luôn chiếm tỷ trọng cao từ khoảng 64% đến 69% trong tổng tài sản. So với năm 2007 thì Tài sản Có khác của năm 2008 đã tăng 40,05%, trong khi đó tỉ lệ gia tăng này ở năm 2009 chỉ là 15,00%. Khoản mục này chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển nội bộ, các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu. Do khả năng huy động trong thời gian qua của ACB Huế vượt quá khả năng cho vay, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới thành lập nên thường để lại một lượng tiền gửi lớn tại chi nhánh. Để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi này, ACB Huế đã gửi tiền vào Hội sở chính nhằm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, tìm kiếm thêm lợi nhuận đồng thời phân tán rủi ro cho chi nhánh.

Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong bảng tổng kết tài sản - nguồn vốn là khoản mục Đầu tư và cho vay, tuy có sự gia tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản lại biến động như sau: tỷ trọng khoản mục đầu tư và cho vay của chi nhánh năm 2007 là 29,03%, năm 2008 là 24,70% và năm 2009 là 30,70%. Như đã nói ở trên, năm 2008 là năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là thị trường tài chính khi mà lạm phát tăng cao trong sáu tháng đầu năm đòi hỏi chính phủ phải đưa ra các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Ngược lại, trong sáu tháng cuối năm giá lại giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất

nghiệp tăng cao gây ra áp lực giảm phát. Chính điều này đã gây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, vô hình chung đã làm hạn chế khoản mục đầu tư và cho vay ACB Huế năm 2008. Trong khi đó tỉ lệ gia tăng đầu tư và cho vay ở năm 2009 là 54,59%, là hiệu quả đạt được từ việc sử dụng gói kích cầu của Chính phủ (hỗ trợ lãi suất 4%, gói hỗ trợ tiêu dùng và gói hỗ trợ đầu tư). Các gói này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi, duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này đã góp phần tạo nên sự gia tăng của khoản mục đầu tư và cho vay năm 2009.

Khoản mục dự trữ và thanh toán tại chi nhánh năm 2008 tăng 3.108 triệu đồng (10,00%) nhưng năm 2009 giảm 1.157 triệu đồng (3,39%). Tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản qua từng năm tại chi nhánh lại giảm, cụ thể năm 2008 giảm 1,01% và năm 2009 giảm 1,23%. Đối với các NHTM, trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, ngoài đảm bảo nhu cầu thanh toán của ngân hàng thì các ngân hàng còn phải đảm bảo nhu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng. Vì vậy khả năng dự trữ và thanh toán của ngân hàng là điều đáng quan tâm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào quy định của NHNN theo từng thời kỳ nên sự biến động của khoản mục dự trữ và thanh toán chịu nhiều ảnh hưởng từ NHNN. Hơn nữa nó còn phụ thuộc vào khoản tiền ngân hàng dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Riêng đối với năm 2008, sự sụt giảm của tỷ trọng dự trữ và thanh toán là do ảnh hưởng từ biến động nền kinh tế và các chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ.

Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng tốc độ tăng qua các năm lại khá cao đó chính là khoản mục tài sản cố định. Năm 2008 tài sản cố định tăng 159,86% và năm 2009 tăng 82,75%, là khoản mục có tốc độ tăng cao nhất trong chỉ tiêu tổng tài sản. Năm 2008, nhiều máy móc ở chi nhánh được trang bị mới, và đặc biệt là sự kiện khai trương Phòng giao dịch Phú Hội nên tài sản cố định tăng 3.413, tương ứng tăng 159,86%. Năm 2009, ACB khai trương Phòng giao dịch BigC, tuy nhiên do quy mô nhỏ nên giá trị máy móc mới có tăng nhưng ít hơn năm 2008, tăng 82,75%. Bên cạnh đó,

ACB trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS - The Complete Banking Solution), có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. Đồng thời, ACB còn là thành viên của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới trong suốt 24h mỗi ngày. Nói như vậy để thấy rằng tài sản cố định đóng vai trò rất lớn đến sự thành công của ACB.

Tình hình nguồn vốn của ACB Huế

Những biến động về giá trị nguồn vốn của ACB Huế trong giai đoạn 2007 - 2009 cũng tương tự như biến động về giá trị tài sản. Nhìn chung, giá trị nguồn vốn của ACB Huế tăng qua ba năm, cụ thể năm 2008 tăng 143.579 triệu đồng (30,11%) và năm 2009 tăng 151.203 triệu đồng (24,37%).

Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 76% đến 79% trong tổng nguồn vốn của ACB Huế qua ba năm. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi vì đặc trưng của ngành ngân hàng là kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Lượng vốn mà ACB Huế huy động được tăng qua ba năm, năm 2008 tăng 130.833 triệu đồng (35,91%) và năm 2009 tăng 107.671 triệu đồng (21,75%). Nguyên nhân chủ yếu của việc sụt giảm tốc độ tăng vốn huy động vào năm 2009 là do ảnh hưởng suy giảm kinh tế, nguy cơ tái lạm phát còn cao nên người dân không “hào hứng” lắm trong việc gửi tiền vào ngân hàng.

Tài sản nợ khác là khoản mục có tốc độ tăng trưởng đáng được lưu ý nhất qua 3 năm: năm 2008 tăng 1.194 triệu đồng (9,99%), nhưng đến năm 2009 tăng 26.236 triệu đồng, tức tăng đến 199,65%. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản lãi, phí phải trả của chi nhánh năm 2009 tăng 466,51%, cụ thể là tăng 25.070 triệu đồng.

Một chỉ tiêu đáng lưu ý nữa đó là khoản mục vốn và quỹ, vào năm 2008 khoản mục này tăng với tỉ lệ 30,01% (2.252 triệu đồng) nhưng vào năm 2009 lại giảm còn 19,99% (1.950 triệu đồng). Tỷ trọng khoản mục này qua 3 năm không mấy biến động, cụ thể năm 2007 và 2008 chiếm 1,57% tổng nguồn vốn và năm 2009 chiếm 1,52%. Để giải thích cho thực tế trên không còn lí do nào khác ngoài sự khó khăn của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2007 - 2009

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

A. Tài sản 476.776 100,00 620.355 100,00 771.558 100,00 143.579 30,11 151.203 24,37

1. Dự trữ và thanh toán 31.069 6,52 34.177 5,51 33.020 4,28 3.108 10,00 (1.157) (3,39)

2. Đầu tư và cho vay 138.410 29,03 153.240 24,70 236.900 30,70 14.830 10,71 83.660 54,59

3. Tài sản cố định 2.135 0,45 5.548 0,89 10.139 1,31 3.413 159,86 4.591 82,75 4. Tài sản Có khác 305.162 64,01 427.390 68,89 491.499 63,70 122.228 40,05 64.109 15,00 B. Nguồn vốn 476.776 100,00 620.355 100,00 771.558 100,00 143.57 9 30,11 151.20 3 24,37

1. TG của tổ chức kinh tế, cá nhân 364.319 76,41 495.152 79,82 602.823 78,13 130.833 35,91 107.671 21,75

2. Tiền gửi KBNN và TCTD khác 1 0,00 1 0,00 1 0,00 0 0,00 0 0,00

3. Phát hành GTCG 93.006 19,51 102.306 16,49 117.652 15,25 9.300 10,00 15.346 15,00

4. Tài sản nợ khác 11.947 2,51 13.141 2,12 39.377 5,10 1.194 9,99 26.236 199,65

5. Vốn và các quỹ 7.503 1,57 9.755 1,57 11.705 1,52 2.252 30,01 1.950 19,99

2.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng Á Châu chi nhánh Huế qua 3 năm (2007 - 2009)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu nghiệp vụ cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam - Chi nhánh Huế.doc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w