Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 34 - 45)

e) Các dịch vụ đi kèm

2.1.4.1.Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua

Với phương châm: khắc phục những tồn tại, vượt qua những khó khăn, thách thức, phát huy những thuận lợi, tận dụng những cơ hội, trong những năm gần đây, kết quả hoạt động của Tổng công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp và kinh doanh. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty luôn đạt kết quả cao, tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty không ngừng được cải thiện. Kết quả đó thể hiện trên những mặt cụ thể sau:

* Về tình hình tài chính:

Tổng công ty rau quả, nông sản là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Tổng công ty giao quyền tự chủ tối đa cho các đơn vị thành viên, đồng thời đòi hỏi các đơn vị làm ăn có hiệu quả, bảo đảm vốn và nộp thuế cho ngân sách nhà nước, bảo đảm và nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên trong Tổng công ty.

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu tài chính của Tổng công ty rau quả, nông sản những năm gần đây

Đơn vị: Tỷ đồng

( Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Tổng công ty rau quả nông sản)

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng doanh thu 3.347,3 3.650,4 3.548 3.616,2 4.258

Tổng chi phí 3.246,9 3.530,8 3.418,4 3.514,9 4082,5

Lợi nhuận trước thuế 100,4 119,6 129,6 101,3 175,5

Thu nhập bình quân

Qua bảng báo cáo số liệu trên chúng ta thấy trong 5 năm liên tiếp từ năm 2003 tới 2007 Tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu tài chính như: Doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là thu nhập bình quân trên đầu người của cán bộ công nhân trong đơn vị không ngừng được cải thiện. Nó cũng là một minh chứng để thấy rằng trong những năm vừa ngành rau quả nói riêng và nông nghiệp Việt Nam nói chung phát triển mạnh, đảm bảo được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể như sau:

- Về tổng doanh thu:

Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2003 là 910,7 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 27,2%. Đặc biệt so với năm 2002 (khi chưa sát nhập) thì tăng tới 3075 tỷ đồng, tương đương tăng 260% so với năm 2002. Đây là tốc độ tăng tương đối cao, điều này càng chứng tỏ sự thành công của Tổng công ty sau khi sát nhập hai Tổng công ty cũ .

- Về lợi nhuận trước thuế :

Trong những năm gần đây lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty có xu hướng tăng cả về tuyệt đối và tốc độ, với tốc độ trung bình khoảng từ 14-15%/năm. Đặc biệt năm 2007, lợi nhuận trước thuế toàn Tổng công ty đạt 175,5 tỷ đồng (tăng 73% so với năm 2006).

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế giai doạn 2003-2007

Đơn vị: Tỷ đồng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2003 2004 2005 2006 2007

Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty rau quả, nông sản giai doạn 2003-2007

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Sản xuất nông nghiệp

- Giá trị tổng sản lượng (Tỷ đồng)

- Tổng diện tích gieo trồng (Nghìn ha)

- Tổng khối lượng nguyên liệu chế biến (Nghìn tấn) 61 10,46 99,7 67 11,11 103 73 11.16 106 76 11,15 113,3 76 12,1 114

Sản xuất công nghiệp

- Giá trị tổng sản lượng ( Tỷ đồng) - Sản phẩm sản xuất (Nghìn tấn) 613 57,18 642 59,75 640 60 653 59,84 768 62,5

Kim ngạch xuất nhập khẩu

(Triệu USD)

-Kim ngạch xuất khẩu -Kim ngạch nhập khẩu 132 69,9 62,1 153 82 71 127,3 76 51,3 137,3 75,3 62 155,7 92,1 63,6

( Nguồn : Tổng công ty rau quả, nông sản ) * Về sản xuất nông nghiệp

- Qua bảng 2.2 ta thấy, giá trị tổng sản lượng đều tăng qua các năm nhưng mức tăng chậm thể hiện ở tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,5%/năm. Riêng năm 2007, giá trị tổng sản lượng đạt 76 tỷ đồng, bằng 100% cùng kỳ năm 2006.

Trong năm 2007, Tổng công ty đã trồng mới được 505 (ha) cây dứa, bằng 85% cùng kỳ năm 2006. Diện tích cây lạc tiên đạt 211 (ha) tăng 7 lần so với năm 2006. Cây lạc tiên đã được công ty CP TPXK Đồng Giao và Công ty CB TPXK

Kiên Giang xác định là cây nguyên liệu quan trọng. Định hướng sẽ tiếp tục phát triển mạnh cây lạc tiên trong năm 2008.

- Tổng khối lượng nguyên liệu chế biến cũng tăng dần qua các năm.

Trong năm 2007, tổng khối lượng nguyên liệu thu mua đạt 114.000 tấn. Khối lượng dứa nguyên liệu 31.000 tấn, trong đó tự sản xuất được 16.000 tấn.

- Một số giống có chất lượng và năng suất cao tiếp tục được đưa vào sản xuất như dưa chuột bao tử Mandarina, Marabelle, ngô siêu ngọt Hybrid, lạc tiên quả tím.

* Về sản xuất công nghiệp

Giá trị tổng sản lượng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 9,4%/năm. Năm 2007 giá trị tổng sản lượng đạt 768 tỷ đồng bằng 118% cùng kỳ năm trước. Sản phẩm sản xuất đạt: 62.500 tấn bằng 103% cùng kỳ năm trước. Trong đó:

Sản phẩm rau quả chế biến là: 45.000 tấn, bằng 109%, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dứa hộp tăng 104%, vải hộp tăng 84%, nước uống các loại tăng 18%, sấy muối tăng 10%, đông lạnh tăng 1% so với cùng kì năm trước.

Sản phẩm nông sản chế biến: đạt 17.500 tấn, bằng 90% cùng kỳ năm trước. Vụ vải năm 2007 được mùa, giá nguyên liệu thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến. Khối lượng sản phẩm vải chế biến đạt 2.760 tấn gấp hơn 2 lần so cùng kỳ năm trước.

Khối lượng sản phẩm dứa đạt 7.130 tấn bằng 111% so cùng kỳ năm trước trong đó: dứa hộp 3.900 tấn (204%), dứa cô đặc 1.512 tấn (89%), nước dứa tươi 1.195(53%), dứa đông lạnh 545 tấn (74%).

- Khối lượng sản phẩm dưa chuột dầm giấm đạt 6.360 tấn

- Sản phẩm puree vải, puree gấc, lạc tiên đông lạnh, ngô ngọt đóng hộp, đã được khách hàng nước ngoài chấp nhận và đặt hàng với số lượng lớn, đã mở hướng phát triển sản xuất trong các năm tới.

- Qua bảng 2.2 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu không ổn định, năm tăng năm giảm. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 76 triệu USD, chỉ bằng 93% so với năm 2004. Năm 2006, thị trường xuất khẩu có nhiều khó khăn với nhiều biến do đó kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ, bằng 8%.

- Sang năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu có bước tiến vượt bậc: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 155,7 triệu USD, bằng 113% năm 2006. Trong đó: xuất khẩu đạt 92,1 triệu USD, bằng 122% năm 2006, nhập khẩu đạt 63,6 triệu USD, bằng 103% cùng kỳ năm trước. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính :

+ Rau quả : 30,5 triệu USD, bằng 118% cùng kỳ năm 2006 + Nông sản: 48,3 triệu USD, bằng 135% cùng kỳ năm 2006 + Hàng hóa khác : 13,3 triệu USD bằng 93% cùng kỳ năm 2006.

2.1.4.2. Tình hình xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm qua

Tổng công ty rau quả, nông sản là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu về rau quả, nông sản ở Việt Nam. Các hoạt động của Tổng công ty bao gồm cả 4 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu và nghiên cứu khoa học. Trong đó hoạt động xuất khẩu rau quả là một trong những hoạt động chủ lực của Tổng công ty, tất cả các hoạt động khác đều phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, làm sao để có được những sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu thị trường, giúp doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao.

* Chủng loại rau quả xuất khẩu:

Hình 01: Hình ảnh một số sản phẩm rau quả xuất khẩu

Chuối sấy Dứa đông lạnh Thanh long Ngô đóng hộp Bảng 2.3: Chủng loại mặt hàng rau quả xuất khẩu

Rau quả tươi Rau quả đóng hộp, lọ

Rau quả sấy muối

Rau quả đông lạnh

Nước quả

Rau sạch các

loại Dứa hộp các loại Dưa chuột muối Dứa Ổi

Dứa Dứa cô đặc Cà muối Vải Dứa

Cam Vải hộp Nấm rơm muối Xoài Lạc tiên

Vải Ngô ngọt Măng muối Rau pó xôi Cam

Nhãn Đậu Hà Lan Cơm dừa Gấc Dừa

Hạt điều Cà chua lọ Nhãn sấy Mơ

Thanh long Dưa bao tử Vải sấy Vải

Chuối Ngô bao tử Chuối sấy Hạnh nhân

Chôm chôm

hộp Ớt sấy

Hỗn hợp cà chua, dưa chuột

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Qua bảng trên cho thấy, sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại. Mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty có thể chia ra thành 2 loại chính: rau quả tươi và rau quả chế biến. Rau quả chế biến gồm: rau quả sấy muối, rau quả đông lạnh, rau quả đóng hộp, nước quả cô đặc. Trong mỗi loại lại có rất nhiều mặt hàng khác nhau, chủ yếu là các loại rau quả nhiệt đới. Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều nước cùng tham gia vào hoạt động xuất khẩu rau quả nên Tổng công ty cũng gặp nhiều trở ngại vì mẫu mã chủng loại của đối thủ cũng rất đa dạng và luôn có sự đổi mới.

Bảng 2.4: Cơ cấu sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty theo sản lượng

ĐVT: Tấn

Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007

Rau quả đóng hộp

17.239 18.384 19.978 20.952 19.595

Rau quả đông lạnh

1.760 1.968 2.150 2.073 1.867

Rau quả sấy

muối 4.236 4.622 5.569 3.687 5.587

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty theo sản lượng

Đơn vị: % 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2003 2004 2005 2006 2007

Rau quả tươi Rau quả đóng hộp Rau quả đông lạnh Rau quả sấy muối

( Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty cho thấy:

- Rau quả đóng hộp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, được xuất khẩu với khối lượng lớn và tương đối ổn định qua các năm. Trong các mặt hàng rau quả đóng hộp thì dưa chuột dầm giấm là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Tổng công ty (năm 2007 khối lượng dưa chuột dầm giấm xuất khẩu đạt 6.360 tấn, chiếm 32.45% tổng khối lượng đồ hộp xuất khẩu). Sau mặt hàng dưa chuột dầm giấm là mặt hàng dứa

hộp (năm 2007 khối lượng dứa hộp xuất khẩu đạt 3.900 tấn bằng 204% cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng số khối lượng rau quả đóng hộp xuất khẩu).

- Mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu với khối lượng còn khiêm tốn chỉ trên 500 tấn/năm, tuy vậy cũng chưa ổn định qua các năm. Năm 2005 khối lượng rau quả tươi xuất khẩu đạt 581 tấn, nhưng sang năm 2006 giảm đột ngột chỉ còn 375 tấn.

- Mặt hàng rau quả sấy muối đã được Tổng công ty đầu tư nhiều hơn về công nghệ kỹ thuật nên sản lượng năm 2007 đã tăng so với các năm trước. Trong nhóm mặt hàng rau quả sấy muối thì cơm dừa sấy là sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất: năm 2006 đạt 2.455 tấn, chiếm tới 66.5% trên tổng khối lượng rau quả sấy muối; năm 2007 đạt 3.505 tấn, chiếm 62,7% tổng khối lượng rau quả sấy muối xuất khẩu.

- Rau quả đông lạnh xuất khẩu biến động không lớn trong những năm vừa qua. Năm 2006, 2007 có giảm so với 2005 nhưng với khối lượng không đáng kể. Trong nhóm mặt hàng rau quả đông lạnh thì dứa đông lạnh là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (năm 2006 dứa đông lạnh xuất khẩu đạt 1.609 tấn, chiếm tới 77,6 % rau quả đông lạnh xuất khẩu ). Tuy rau bo xoi còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lượng rau quả đông lạnh xuất khẩu (năm 2007 chỉ chiếm 3%), nhưng đây là một giống rau mới, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới, vì vậy Tổng công ty rau quả, nông sản cần nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu loại sản phẩm này.

* Các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty:

Tổng công ty đã thực hiện các hình thức xuất khẩu như: Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, xuất khẩu ủy thác cho các công ty con hoặc các công ty khác ở nước ngoài, xuất khẩu hỗn hợp vừa tự xuất khẩu vừa ủy thác cho các công ty khác xuất khẩu. Thông qua hội chợ triển lãm, các mối quan hệ từ trước và mới được thiết lập. Tổng công ty có được những đơn đặt hàng trực tiếp không qua trung gian. Tuy xuất khẩu trực tiếp có nhiều thuận lợi nhưng nếu Tổng công ty tìm được những khách

hàng là trung gian đầu mối cho sản phẩm rau quả của những thị trường lớn thì những đơn đặt hàng xuất khẩu sẽ ổn định hơn. Tổng công ty có thể thông qua những nhà phân phối lớn này để xâm nhập những thị trường mới khó tính.

* Kim ngạch xuất khẩu rau quả

Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả giai đoạn 2003-2007

Đơn vị: Triệu USD

16.9 24 24 22.7 25 30.5 0 5 10 15 20 25 30 35 2003 2004 2005 2006 2007

(Nguồn: Phòng xúc tiến thương mại - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong giai đoạn 2003-2007 nhìn chung là tăng. Riêng năm 2005, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 22,7 triệu USD ( bằng 97% so với năm 2004) là do trong năm 2005 thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của các cơn bão đã làm năng suất và sản lượng cây trồng như dứa, vải, dưa chuột…Đồng thời do một số đơn đặt hàng của Tổng công ty chưa đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên bị trả lại.

Thị trường xuất khẩu năm 2006 cũng có nhiều khó khăn với nhiều biến động nhưng kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 10% so với năm 2005.

Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong những năm gần đây đạt 30.5 triệu USD (tương ứng là tăng 22%).

* Thị trường xuất khẩu rau quả

Bảng 2.5 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang một số thị trường chính Đơn vị : Triệu USD

STT Nước 2003 2004 2005 2006 2007 KNXK rau quả chung 16,9 24 22,7 25 30,5 1 EU 3,7 5,1 6,47 5,3 11,1 2 Mỹ 4,8 9,7 4,3 5,4 8,9 3 Nga 1,6 4 2,7 5,6 4 4 Trung Quốc 1,92 1,35 1,2 1,7 1,89 5 Úc 1,2 0,65 1,5 1,8 1,65

(Nguồn: Phòng xúc tiến thương mại - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Trong thời gian qua, Tổng công ty đã luôn tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đến năm 2007, Tổng công ty đã có quan hệ với hơn 60 nước và khu vực trên thế giới so với năm 2002 chỉ là 50 nước. Đặc biệt hơn nữa trong giai đoạn vừa qua Tổng công ty đã thâm nhập thành công vào các thị trường khó tính khác như Mỹ, EU, Nhật Bản...

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang một số thị trường chính Đơn vị: Triệu USD

0 2 4 6 8 10 12 2003 2004 2005 2006 2007 EU Mỹ Nga Trung Quốc Úc

(Nguồn: Phòng xúc tiến thương mại - Tổng công ty rau quả, nông sản)

Trong năm 2003, kim ngạch xuất khẩu giữa Tổng công ty với thị trường Mỹ đạt 4,8 triệu USD, EU đạt 3,7 triệu USD, Trung Quốc 1,92 triệu USD, Nga 1,6 triệu USD.

Năm 2006, Tổng công ty đã xuất khẩu tới 58 nước trên thế giới. Các thị trường chính là: EU 5,3 triệu USD, Mỹ 5,4 triệu USD, Nga 4,9 triệu USD, Úc 1,8 triệu USD. Thị trường có độ tăng trưởng cao nhất so với năm 2005 là Nga ( 80%).

Thị trường xuất khẩu năm 2007 cũng có nhiều biến động nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 22% và xuất khẩu tới 60 nước trên thế giới. Các thị trường chính: EU 10,5 triệu USD (tăng 98%), Mỹ 8,9 triệu USD (tăng 64,8%), 4 triệu USD (giảm 19%), Trung Quốc 1,89 triệu USD (tăng 11%), Úc 1,65 triệu USD (giảm 8,3%).

Biểu đồ 2.5: Các thị trường xuất khẩu rau quả chính của Tổng công ty năm 2007

3429 29 13 6.2 5.4 12.4

EU Mỹ Nga Trung Quốc Úc Thị trường khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 34 - 45)