Các yếu tố liên quan đến NLCT của sản phẩm a) Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 56 - 66)

e) Các dịch vụ đi kèm

2.2.2.2.Các yếu tố liên quan đến NLCT của sản phẩm a) Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

a) Chất lượng sản phẩm xuất khẩu

* Thực trạng chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu:

Những sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty là những sản phẩm rau quả nhiệt đới, do vậy xét về chất lượng tự nhiên thì có nhiều ưu điểm hơn rau quả ở những vùng khí hậu khác. Tuy nhiên chất lượng rau quả xuất khẩu lại phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. Hiện nay Thái Lan và Trung Quốc là hai đối thủ cạnh tranh chính

của chúng ta, mà Thái Lan cũng ở vùng nhiệt đới, nên cơ cấu rau quả xuất khẩu phần lớn đều giống Tổng công ty. Vì vậy mà trong phần này không xét đến những ưu điểm của rau quả nhiệt đới, mà chỉ tìm ra những tồn tại của chất lượng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty mà có thể so sánh được với của Thái Lan - đất nước có nhiều điệu kiện tương đồng với Việt Nam.

Hiện nay, nhìn chung chất lượng cây giống cũng như chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu của Tổng công ty được nâng lên đáng kể do đã chú trọng lựa chọn cây trồng phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao, hình thành một số vùng chuyên canh.., đầu tư trang thiết bị hiện đại.

Tuy nhiên, phần lớn rau quả xuất khẩu của Tổng công ty có chất lượng và năng suất thấp hơn so với rau quả của một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc - những đối thủ cạnh tranh gay gắt của Tổng công ty .

- Đối với rau quả tươi xuất khẩu :

Nhìn chung sản phẩm rau quả tươi của Tổng công ty có thời gian bảo quản ngắn hơn so với sản phẩm của Thái Lan. Do sản phẩm là rau quả tươi nên yêu cầu về độ tươi ngon là rất cao. Khi xuất khẩu sang các nước khác, do phải vận chuyển trong thời gian dài và quãng đường xa, nên rất khó giữ được độ tươi của sản phẩm, nên sản phẩm có thời gian bảo quản càng dài thì càng có khả năng cạnh tranh cao. Ví dụ như Vải thiều của Thái Lan bảo quản được 45 ngày, trong khi vải của Tổng công ty chỉ bảo quản được trong 15-20 ngày. Như vậy, giả sử khi hai lô hàng vải của Tổng công ty và một công ty khác của Thái Lan cùng xuất khẩu sang cùng một thị trường vào cùng một thời điểm, nhưng do đối thủ của ta có khả năng bảo quản sản phẩm tốt hơn, nên khi xuất sang thị trường nước nhập khẩu, chắc chắc vẫn còn tươi ngon hơn chúng ta. Vì vậy sẽ hấp dẫn khách hàng hơn sản phẩm của chúng ta.

Vấn đề thứ hai là kích cỡ, trọng lượng rau quả không đồng đều. Sự không đồng đều gây ra khó khăn cho việc xuất khẩu do không đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế. Trong khi đó Thái Lan làm rất tốt vấn đề này, ví dụ như dứa của Thái Lan độ đồng đều rất cao, có thể nói 100 quả như một. Thái Lan là nước sản xuất dứa nhiều nhất, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây dứa,

Thái Lan còn được hỗ trợ quốc gia trong nhiều khâu sản xuất chế biến dứa, đặc biệt là khâu kỹ thuật chọn giống. Vì vậy mà sản phẩm của họ có độ đồng đều rất cao. Dứa cũng là một mặt hàng chủ lực của Tổng công ty, nhưng việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ.

Một vấn đề nổi cộm còn tồn tại trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và xuất khẩu rau quả Tổng công ty nói riêng là chưa kiểm soát tốt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do rau quả tươi phần lớn được tiêu dùng ở dạng tươi sống, không qua chế biến hay nấu chín, nên nếu thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc bảo quản sử dụng không đúng cách hoặc cấm sử dùng mà vẫn dùng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, nhiều trường hợp có thể gây ngộ độc. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính, bởi họ có chế độ kiểm tra rất nghiêm ngặt với những lô hàng được xuất sang nước họ. Các lô hàng không đạt yêu cầu sẽ bị trả lại ngay lập tức, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh, uy tín của Tổng công ty với các bạn hàng. Chính vì thế mà việc sử dụng các loại thuốc bảo quản cũng như việc giảm thiểu tới mức tối đa lượng thuốc bảo quản trong sản phẩm là vô cùng quan trọng.

Trong thời gian gần đây, một số thị trường truyền thống của Tổng công ty như Nhật Bản, Nga, Mỹ…áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn với vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là tiêu chuẩn về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Theo thông báo của Nhật, từ năm 2005 chính phủ Nhật sẽ áp dụng quy định mức giới hạn tối đa hoá chất (MRL) đối với thực phẩm nhập khẩu. Mức áp dụng này sẽ tập trung vào dư lượng thuốc trừ sâu (Tolfenpyrad) và thuốc diệt nấm (Cyazofamid). Nếu các thực phẩm nhập khẩu vi phạm quy định mới về MRL sẽ bị cấm đưa vào Nhật. Tại Mỹ, cùng với yêu cầu về nông sản “sạch” (nông sản hữu cơ), Bộ nông nghiệp Mỹ còn đưa ra định nghĩa mang tính ràng buộc nhà sản xuất nông sản “sạch”, được hiểu là “Canh tác hữu cơ là một hệ thống sản xuất cố gắng tránh hết sức việc sử dụng phân bón hoá chất tổng hợp, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng và các chất phụ gia vật nuôi, để có thể tối đa hoá việc mở rộng phạm vi, hệ thống sản xuất – tiêu thụ sản phẩm”. Một ví dụ

khác, ruồi đục quả (fruit fly) là một loại dịch hại cây trồng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây lại là đối tượng kiểm dịch của các nước có nhu cầu lớn về trái cây nhiệt đới như Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Hàn Quốc...nhằm kiểm soát tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất trái cây. Các nước nhập khẩu ngày càng gia tăng việc, hoặc đòi hỏi trái cây tươi phải được xử lý diệt ruồi đục quả bằng công nghệ hiện đại, hoặc muốn xuất khẩu trái cây tươi sang các nước phát triển phải ký kết Hiệp định về kiểm dịch thực vật. Trong khi biện pháp diệt trừ ruồi dục quả trong sản xuất trái cây của nhà vườn trên cả nước lại chưa triệt để và không đồng bộ ở các địa phương.

- Đối với rau quả chế biến xuất khẩu :

Độ không đồng đều về kích thước và khối lượng rau quả xuất khẩu còn ảnh hưởng đến qui trình công nghệ chế biến, dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến. Mỗi loại dây chuyền sản xuất phù hợp với một kích cỡ sản phẩm nhất định. Ví dụ xét dây chuyền cắt dứa khoanh trong sản xuất dứa sấy. Quả dứa được cắt khoanh ngang sau khi đã gọt vỏ, bỏ lõi. Yêu cầu đường đường kính của các khoanh dứa không lệch quá 2mm so với đường kính của khoanh dứa, bề dầy các khoanh dứa đều không chênh lệch quá 2mm. Khi kích cỡ quả dứa tươi không đồng đều thì đưa vào dây chuyền sản xuất sẽ không đạt được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Khi đó sẽ phải loại bỏ những phần không đạt, như vậy sẽ làm tăng chi phí sản xuất làm giảm ưu thế trong cạnh tranh.

* Nguyên nhân :

Mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty có thể chia ra thành 2 loại chính: rau quả tươi và rau quả chế biến. Rau quả chế biến gồm: rau quả sấy muối, rau quả đông lạnh, rau quả dầm giấm, nước quả cô đặc. Đây là những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nên người tiêu dùng quan tâm đầu tiên đến chất lượng sản phẩm hàng hóa mà họ mua. Đặc biệt, đây là những sản phẩm xuất khẩu được tiêu dùng ở những thị trường có những yêu cầu rất cao về chất lượng của sản phẩm.

Bởi vậy yếu tố ảnh hưởng trước hết đến NLCT của mặt hàng rau quả xuất khẩu là chất lượng sản phẩm. Mà yếu tố quyết định chất lượng cuả một sản phẩm rau quả thông thường là từ khâu chọn giống -> sản xuất chế biến - > bán sản phẩm

- Khâu giống : Giống là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới năng suất của sản phẩm rau quả làm nguyên liệu phục vụ chế biến. Việt Nam có nhiều loại giống rau quả bản địa phong phú. Tuy nhiên sự phong phú này đã không được khai thác phát triển một cách thích hợp. Do vậy, nhiều giống rau quả hiện nay của Việt Nam chỉ phù hợp với thị trường trong nước chứ chưa thích hợp cho xuất khẩu thị trường quốc tế hay để chế biến. Việt Nam mới dừng lại ở mức độ khai thác các giống đã có sẵn chứ chưa đầu tư thích đáng cho phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiếu đa dạng của các thị trường khác nhau. Bên cạnh đó nhiều giống bị thoái hóa nghiêm trọng, cho chất lượng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh (bệnh vàng lá, sâu đầu, ruồi đục quả..).

Hiện nay, tuy nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách khuyến khích du nhập và sản xuất giống có năng suất và chất luợng cao, sử dụng giống xác nhận nhưng vẫn không đủ giống tốt để phục vụ sản xuất. Mặt khác, việc sản xuất và kinh doanh giống chưa được tổ chức và quản lý chặt chẽ, nên hiện tượng giống rởm, giống kém chất lượng vẫn xảy ra gây thiệt hại lớn cho người sản xuất. Từ năm 1999, nhiều công ty kinh doanh đã nhập khẩu nhiều giống cây mới từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc…vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu đất đai, sinh thái đối với từng loại giống, kể cả giống nội và ngoại nhập vẫn chưa được tiến hành đồng bộ. Đây chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.

Nhận biết được tình hình, trong những năm qua Tổng công ty không ngừng đầu tư nghiên cứu đưa vào sản xuất những giống cây mới cho năng suất cao, nhưng phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, và đáp ứng được yêu cầu đa dạng của các thị trường khác nhau, đồng thời Tổng công ty cũng quan tâm đến công tác khôi phục những giống cây cũ cho năng suất, chất lượng sản phẩm thấp.

Hiện nay, Tổng công ty đã cùng với Viện Nghiên Cứu Rau Quả TW nghiên cứu lai tạo nhiều sản phẩm rau quả mới như đậu tương, hạnh nhân, đu đủ... cho năng suất cao. Ngoài ra, việc nhập các giống rau quả mới cũng được Tổng công ty quan tâm như Thanh Long lòng đỏ, giống dứa cayene mới... đã góp phần đảm bảo nguồn cung cấp giống cho các vùng nguyên liệu của Tổng công ty và cho người nông dân.

Năm 2005, Tổng công ty đã đưa nhiều giống mới vào sản xuất như: cà chua bi, dưa chuột bao tử, lạc tiên quả tím, vải không hạt… Trong 2006, Công ty giống rau quả tập trung khôi phục lại các vùng trồng giống rau truyền thống tại Nam Định, Bắc Ninh, Hải Phòng, Sơn La để chủ động nguồn giống có chất lượng đồng thời nhập khẩu các giống rau có chất lượng tốt của Trung Quốc.

- Vùng nguyên liệu: hiện nay việc sản xuất kinh doanh đã bước đầu hướng ra thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị. Vì vậy Tổng công ty đã chú trọng lựa chọn cây trồng phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao và hình thành một số vùng chuyên canh. Thế nhưng, cũng như các công ty khác trong ngành rau quả, Tổng công ty luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất mặc dù vấn đề phát triển nguyên liệu đã được đề cập một cách nghiêm túc và cần thiết khi chưa xây dựng nhà máy chế biến. Nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu được khai thác từ diện tích trồng trong các đơn vị của Tổng công ty và các vùng phụ cận. Nhưng thực tế những năm qua các nhà máy vẫn thiếu nguyên liệu trầm trọng, do nhiều nơi sản xuất còn mang tính tự phát và thiếu các vùng rau quả được qui hoạch tập trung mang tính sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.

Công ty thực phẩm XK Kiên Giang, mặc dù nằm trong vùng nguyên liệu 9.000ha dứa nhà máy vẫn đói nguyên liệu đơn giản vì đây là vùng cung cấp nguyên liệu dứa cho toàn bộ nhà máy chế biến tại đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác vùng sản xuất dứa chủ lực của Kiên Giang thường bị lũ lụt nên việc trồng trọt không ổn định. Bản thân công ty này cũng có một nông trường rộng tới 2.800 ha song chỉ trồng được 540 ha cho 700 tấn quả năm 2004. Sản lượng năm 2005 chưa đáp ứng 20% nhu cầu nguyên liệu.

Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao diện tích vùng nguyên liệu dứa hiện có là trên 3.350 ha trong đó 1.630 ha dứa kinh doanh. Sản lượng dứa năm 2005 đạt 36.000 - 38.000 tấn, con số chỉ đủ cho dây chuyền chạy dứa hộp (công suất 10.000 tấn sản phẩm / năm). Nếu cả 4 dây chuyền chạy đủ hết công suất kể cả dây chuyền nước dứa cô đặc 5.000 tấn sản phẩm/năm, nước quả 1.500 tấn sản phẩm / năm, đông lạnh 2.000 tấn sản phẩm/năm thì Công ty Đồng Giao sẽ thiếu nguyên liệu trầm trọng. Để khai thác hết công suất và kinh doanh có hiệu quả thì nhu cầu nguyên liệu mỗi năm 70.000 - 80.000 tấn.

Ngoài dứa, cà chua nguyên liệu cũng không đáp ứng đủ nhu cầu chế biến. Năm 2005 là năm thứ 3 liên tiếp nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng thiếu nguyên liệu cà chua để sản xuất.

Bảng 2.6 : Tình hình cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến Đơn vị : Tấn Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 1. Công ty Đồng Giao 7.345,8 15.700 36.000 38.260 42.120 2.Công ty TPXK Bắc Giang 2.100 4.000 6.300 7.300 8.230 3. Công ty CBTPXK Kiên Giang 6.044 10.645 7.559 6.280 6.900 4. Công ty TPXK Tân Bình 4.225 6.530 6.735 6.335 7.350 5. Công ty CBTPXK Quảng Ngãi 800 780 760 810 845

6. Công ty XK rau quả I 1.857,6 2.563,8 3.107,4 4.120 3.690

7.Công ty rau quả Hà Tĩnh 114 468 225 350 425

8. Công ty GN & XNK Hải Phòng

855 385 600 700 745

Yên

10. Công ty XKNS Đà Nẵng 257 2.107

11. Công ty XNK rau quả Thanh Hóa 4.000 2.000 3000 3300 12. Công ty CP Vian 51,3 19,8 21 35 31 13. Nhà máy chế biến NSTPXK Bắc Giang 50,4 1.269 1.037,7 1.530 1.452 14. Công ty Luveco 1.719 1.854 2.292 2.500 2.645 15. Công ty DONA- NEWTOWER 4.788 5.449 7.304,5 7.345 7.560 Tổng 31.384, 1 31.384, 1 78.748, 6 81.415 88.493

( Nguồn: Tổng công ty rau quả nông sản)

Như vậy, từ bảng trên ta có thể thấy tổng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến trong những năm qua có xu hướng tăng lên rõ rệt. Năm 2004 tổng sản lượng tăng 24.796,5 tấn so với năm 2003 tương ứng 78,98%. Năm 2005 tổng sản lượng nguyên liệu tăng 22.578 tấn so với năm 2004 tương ứng 40,20%. Năm 2007 tổng sản lượng nguyên liệu tăng 7078 tấn so với năm 2006 tương ứng 8,9%. Điều đó cho thấy rằng việc phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của Tổng công ty ngày càng được chú trọng. Nguyên nhân chính là do Tổng công ty đã có quy hoạch bố trí đất, giống và các cây nguyên liệu ngày càng hợp lý phù hợp với điều kiện của từng vùng từ đó năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho việc chế biến nguyên liệu của Tổng công ty. Trong đó Công ty thực phẩm XK Đồng Giao nhờ mở rộng vùng nguyên liệu ra nhiều tỉnh lân cận nên sản lượng nguyên liệu đã tăng lên một lượng đáng kể.

Trong năm 2007, Tổng công ty cùng lãnh đạo các đơn vị phối hợp với các địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 56 - 66)