Đặc điểm của rau quả xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 46 - 49)

e) Các dịch vụ đi kèm

2.2.1.1.Đặc điểm của rau quả xuất khẩu

* Đặc điểm chung của rau quả :

- Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, rau quả là sản phẩm có tính mùa vụ cao. Mỗi loại cây trồng có một đặc điểm riêng, thích hợp với những điều kiện tự nhiên khác nhau và chỉ thu hoạch trong một thời gian nhất định.

- Rau quả là một loại nông sản tương đối khó bảo quản vì lượng nước trong rau quả cao (75-95%) là điều kiện tốt cho vi khuẩn hoạt động. Mặt khác thành phần dinh dưỡng rau quả phong phú, có chứa nhiều loại đường, đạm, muối khoáng, sinh tố...kết cấu tổ chức tế bào của đa số loại rau quả lại lỏng lẻo, mềm xốp, dễ bị xây xát, sứt mẻ, bẹp, nát nên vi sinh vật dễ bị xâm nhập. Trong rau quả còn chứa nhiều loại men, sau khi thu hoạch trong quá trình bảo quản nó vẫn tiếp tục tiến hành hàng loạt các quá trình sinh lý, sinh hoá, thủy phân trong nội bộ làm tiền đề cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy đòi hỏi phải có sự bảo quản thích hợp tránh sự ảnh hưởng của thời tiết, môi trường sẽ dễ dàng làm sản phẩm bị hư hỏng.

- Sản phẩm rau quả chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu vì vậy cần có biện pháp thích hợp để tạo dựng nguồn nguyên liệu hàng hóa hợp lý trong sản xuất kinh doanh.

* Đặc điểm một số loại rau quả xuất khẩu của Tổng công ty

Mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty rau quả, nông sản gồm hai loại chính là rau quả tươi và rau quả chế biến

- Rau quả tươi: vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng, mang đặc trưng của rau quả nhiệt đới nhưng lại là mặt hàng dễ hỏng, không để được lâu, được khai thác theo mùa vụ và phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Đôi khi chất lượng rau quả bị giảm mạnh sau khi khai thác nếu không bảo quản tốt.

- Rau quả chế biến: rau quả chế biến có đặc tính là có thể giữ được lâu dài thuận lợi trong việc sử dụng, vận chuyển nhưng chất lượng và hương vị bị giảm sút so với rau quả tươi do trong quá trình sản xuất rau quả tươi bị xử lý, bị hãm bởi một số chất hóa học hay ngâm trong nước làm sạch…nó làm mất đi lượng vitamin có trong rau quả. Do đó chi phí trong quá trình chế biến vận chuyển cao nên giá thành các sản

phẩm này thường lớn hơn rau quả tươi. Rau quả chế biến gồm 3 loại: rau quả hộp, rau quả sấy muối, nước quả.

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, miền Nam và miền Bắc có khí hậu khác nhau. Vì vậy mà có thể nói rằng rau quả nước ta rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt là những loại rau quả nhiệt đới rất thơm ngon và bổ dưỡng mà ở những nước ôn đới và hàn đới không có được, điều này tạo ra lợi thế trong cạnh tranh của rau quả xuất khẩu.

Một số loại rau quả là thế mạnh xuất khẩu của Tổng công ty như:

* Dứa

Dứa là loại quả có 70% là nước, có nguồn dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon. Dứa có tác dụng giải khát rất tốt, được ưa chuộng ở miền cận nhiệt đới và ôn đới. Trong lĩnh vực trồng rau quả trên thế giới dứa được xếp vào hàng thứ sáu chỉ sau nho, cam, chuối,

táo, xoài. Đồng thời đây cũng là một loại cây có hiệu quả kinh tế cao và ổn định, có thể sống ở những vùng đất khô cằn và khắc nghiệt như trên đồi, sườn núi… Nó thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, vì vậy dứa là loại cây ăn quả lâu đời ở Việt Nam.

Việt Nam có một tiềm năng quan trọng là một trong những vùng trồng dứa chính của khu vực Đông Nam Á. Dứa ở Việt Nam có nhiều giống khác nhau, các giống thường được trồng là: Spanish, Queen, Cagene.

Dứa có thể dùng ngay hoặc qua chế biến, dứa tươi có thời gian bảo quản trung bình khoảng 30 ngày nên ngoài phục vụ cho tiêu dùng trong nước nó có thể xuất khẩu nhưng với lượng không lớn. Sản phẩm dứa xuất khẩu chủ yếu là dứa đã qua chế biến.

* Thanh long

Đây là loại quả được trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, chỉ phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng vùng này. Loại quả này cho thu

hoạch vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là loại quả ăn rất mát, có hạt bên trong và khả năng mở rộng vùng sản xuất là rất thấp. Thanh long chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, Thái Lan, hiện nó đang tìm chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

* Chuối

Chuối là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng phổ biến ở nước ta, thị trường tiêu thụ rộng lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, Đông Âu. Tuy nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu chuối trong những năm gần đây không ổn định do chưa được đầu tư thích đáng từ khâu giống đến khâu chế biến bảo quản. Nếu có chính sách thỏa đáng chúng ta có thể khai thác hiệu quả tiềm năng này.

* Nhóm đặc sản

Nhóm dặc sản có ưu thế trong xuất khẩu như vải, nhãn, xoài, bơ…Nhưng hiện nay xuất khẩu chưa nhiều, bình quân mỗi năm xuất khẩu được hàng trăm tấn vải hộp, chôm chôm hộp. Các loại quả tươi đặc sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao…Trong nhóm này, vải thiều xuất khẩu có số lượng tăng nhanh trong mấy năm qua.Vải thiều chủ yếu được xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc dưới dạng sấy khô.

Ngoài thị trường Trung Quốc, nhiều khách hàng có nhu cầu mua vải tươi với khối lượng lớn nhưng ta chưa đủ điều kiện về công nghệ sau thu hoạch để xuất tươi. Do vậy, khối lượng vải tươi xuất mấy năm nay không nhiều.

* Lạc tiên ( còn gọi là chanh dây/ chanh sô đa/chanh leo..), gồm 2 loại:

- Dạng quả tím: vỏ màu tím đến tím sậm, quả nhỏ. Dạng này rất phổ biến ở vùng khí hậu mát, có vĩ độ cao và cho hương vị

trái ngon nhất như Đà Lạt, Tây Nguyên của nước ta.

- Dạng quả vàng: vỏ màu vàng chanh. Đây là dạng chịu được nóng, thích hợp với vùng có nhiệt độ thấp như Đồng bằng sông Cửu Long

Quả Lạc tiên mang rất nhiều hột có cơm mềm, mùi thơm rất quyến rũ, vị chua dịu. Có thể nói đây là một loại trái cây giải khát thơm ngon và bổ dưỡng, rất thích hợp trong mùa nóng.

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 12 nước trồng Lạc tiên. Tổng công ty đang mở rộng sản xuất loại quả này, trong tương lai sẽ trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty.

* Mặt hàng rau

Trong các mặt hàng rau xuất khẩu thì dưa chuột là loại rau xuất khẩu chủ lực với hai mặt hàng đóng hộp là dưa chuột muối chua nguyên quả và dưa chuột chẻ tư. Tuy nhiên xuất khẩu dưa chuột vẫn còn hạn chế do chưa làm tốt khâu lai tạo, tuyển chọn giống dưa có năng suất cao, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Vấn đề bao bì cũng cần được đầu tư cho dây chuyền sản xuất lọ thủy tinh nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến dưa chuột với khối lượng lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 46 - 49)