Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 83 - 85)

f) Công tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm

3.2.1.1.Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý

a) Hiện đại hóa hệ thống tổ chức, quản lý

- Công tác cổ phần hóa DNNN còn lại cần phải được tiến hành nhanh hơn. Do tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước còn lại trong Tổng công ty gặp nhiều khó khăn với những tồn đọng của nhiều năm trước (đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn...) dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn lại nói chung không đạt hiệu quả. Điều đó đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty nói chung. Do đó cần phải đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các DNNN còn lại, tạo ra sự tự chủ, năng động hơn cho các đơn vị góp phần nâng cao NLCT của Tổng công ty.

- Hiện nay Tổng công ty rau quả, nông sản đã cơ bản chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ_công ty con. Để hoạt động có hiệu quả cần xác lập rõ ràng quan hệ sở hữu giữa công ty mẹ và công ty con, cần có sự quản lý rõ ràng và rà soát đa dạng các chủ sở hữu…

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Marketing: một doanh nghiệp không thể thiếu phòng marketing nó là một trong ba chân kiềng của doanh nghiệp (marketing, tài chính và hoạt động kinh doanh). Trong Tổng công ty rau quả, nông sản phòng marketing được ghép vào với phòng tư vấn đầu tư tạo nên phòng Tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại. Tuy nhiên Tổng công ty rau quả, nông sản là một

Tổng công ty lớn nhưng số lượng nhân viên trong lĩnh vực xúc tiến thương mại chỉ có 8 người như vậy khó kiêm nổi toàn bộ các hoạt động của Tổng công ty ở tất cả các thị trường. Để nâng cao hoạt động của phòng marketing cần có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như Tổng công ty về tài chính. Cần phân định trách nhiệm của từng nhân viên đối với từng thị trường, có như vậy mới có sự am hiểu sâu sắc từng thị trường, từ đó có những dự báo sát hơn cũng như sẽ đưa ra những phương thức hoạt động hiệu quả hơn.

- Áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại:

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định NLCT của sản phẩm, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định NLCT của doanh nghiệp. Để sản phẩm đảm bảo được chất lượng thì phải có người lao động có trình độ kỹ thuật tốt, công nghệ sản xuất hiện đại. Tùy thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp. Hiện nay có phương pháp quản lý theo ISO.9000 là phổ biến nhất, ngoài ra còn có phương pháp khác như TQM, HACCP, GMP, Q_base…áp dụng tiêu chuẩn này nếu kết quả tốt doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ này được công bố trên toàn thế giới, doanh nghiệp sẽ có uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng chứng chỉ chất lượng không phải là phương tiện để khuyếch trương quảng cáo, mà cần phải nghĩ tới tương lai lâu dài là phải duy trì chất lượng sản phẩm tốt, chứ không phải chỉ nghĩ là làm sao để có chứng chỉ thật nhanh, khi có chứng chỉ rồi thì chất lượng sản phẩm không tốt hơn trước nữa.

Tổng công ty rau quả, nông sản hiện tại mới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và HACCP với nhiều đơn vị. Hiện nay, ngoài việc áp dụng ISO.9000 doanh nghiệp còn phải áp dụng ISO.14000 (tiêu chuẩn quốc tế về môi trường), SA. 8000 (qui định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất khẩu). Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều có chứng chỉ này và nhãn hiệu sản phẩm của họ cũng có những dấu hiệu về các chứng chỉ đó. Do vậy, Tổng công ty cần tích cực, khẩn trương áp dụng tiêu chuẩn đó. Bởi áp dụng tiêu chuẩn và qui định đó thì sản phẩm mới được xuất khẩu. Còn sản phẩm có xuất khẩu được hay không còn phụ

thuộc vào một điều kiện nữa là có đảm bảo tiêu chuẩn về sản phẩm hay không. Tiêu chuẩn đó gồm các chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh, thẩm mỹ, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn sản phẩm, bao bì,…

b) Xác định và định hướng dúng chiến lược kinh doanh xuất khẩu * Xác định mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu

Tổng công ty rau quả, nông sản cần phải xác định rõ các mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu, cụ thể là:

- Nâng cao thị phần xuất khẩu rau quả tại một mảng thị trường và khống chế được một vài kênh phân phối nhất định trên những thị trường trọng điểm như EU, Mỹ, Nhật…

- Nâng cao trình độ khoa học công nghệ, chú trọng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ hiện đại, đổi mới công nghệ hiện có, tăng cường đầu tư và kinh phí cho nghiên cứu và triển khai…ngang tầm với sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu trong khu vực.

- Tạo được sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty, xây dựng được thương hiệu có tiếng.

- Nâng cao năng suất lao động vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng giá bán ra ngang tầm mức giá quốc tế được khách hàng chấp nhận.

* Lựa chọn chiến lược phát triển của doanh nghiệp

- Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với điều kiện của môi trường kinh tế chung (môi trường kinh doanh, cạnh tranh quốc tế và trong nước).

- Chiến lược phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chính sách và khả năng trình độ mọi mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, chủ yếu là NLCT của Tổng công ty được đánh giá như thế nào.

Thời gian này cạnh tranh thực sự là khốc liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, lúc này lựa chọn chiến lược cạnh tranh phối hợp là khả thi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 83 - 85)