Về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 97 - 101)

f) Công tác tiếp thị quảng cáo sản phẩm

3.2.2.4.Về các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Thứ nhất là, tạo môi trường pháp lý ổn định và thống nhất cho các doanh

nghiệp xuất khẩu rau quả

Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các qui định của pháp luật có liên quan như : thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nguyên liệu, thủ tục xuất khẩu…Nếu các thủ tục xuất khẩu phức tạp, thuế xuất khẩu cao sẽ gây ra trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính vì vậy nhà nước cần đơn giản các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu để đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện đúng thời gian giao hàng, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, tạo lòng tin với khách hàng. Đặc biệt các sản phẩm rau quả thời gian bảo quản không dài, nên đã có nhiều trường hợp vì phải chờ thủ tục hải quan mới được xuất cảng trong thời gian dài mà hàng đã bị hỏng. Khi có được giấy xuất cảng rồi thì không xuất được nữa, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Vì vậy một giải pháp đưa ra đối với cơ quan hải quan là kiểm tra sản phẩm ngay tại nơi sản xuất, để tránh tình trạng tháo

gỡ kiểm tra hàng hóa tại cảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian giao hàng cũng như chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu.

Đồng thời cần hạn chế cái gọi là hạn ngạch xuất khẩu: chính những ưu đãi về hạn ngạch xuất khẩu đã góp phần tạo ra môi trường chính sách khập khiễng, không lành mạnh, các doanh nghiệp phải tốn công sức, tốn tiền của để chạy chọt để có được hạn ngạch xuất khẩu. Nhà nước cần tạo ra những chính sách vĩ mô hữu hiệu, giúp doanh nghiệp tháo gỡ được vướng mắc, cản trở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, phát huy hết năng lực của mình.

Thứ hai là, tiếp tục hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường vốn

Thực trạng ngành rau quả nói chung và Tổng công ty rau quả, nông sản nói riêng cho thấy cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng rau quả như xây dựng kho mát, kho đông lạnh để bảo quản, mua sắm các dây chuyền công nghệ tiên tiến…Tuy nhiên để có được hệ thống những phương tiện sản xuất hiện đại nói trên thì các doanh nghiệp cần rất nhiều vốn, bởi phần lớn những thiết bị, dây chuyền đó được nhập khẩu từ nước ngoài về, có giá rất đắt. Do đó, bên cạnh những nguồn vốn doanh nghiệp tự huy động được thì nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước cũng rất quan trọng. Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp. Đồng thời cần sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thuế nhằm bình ổn môi trường kinh doanh tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, một trong những kênh huy động vốn lớn của các doanh nghiệp.

Thứ ba là, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả về việc xây

dựng phát triển thương hiệu.

Trong một hội nghị tổng kết của ngành rau quả trong những năm gần đây, ý kiến của lãnh đạo sở NN&PTNT Hải Phòng cho rằng: “Muốn làm tốt công tác qui hoạch nông sản, thực phẩm sạch thì Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp để xây dựng thương hiệu nông sản có chất lượng, nếu làm tốt khâu này thì chúng ta mới có đầu ra ổn định. Còn nếu chỉ tập trung hỗ trợ cho người dân trồng nông sản sạch rồi bỏ mặc họ loay hoay tự tiêu thụ thì sẽ rất khó khăn

và lợi nhuận thấp”. Vì vậy vấn đề xây dựng thương hiệu cần được tiến hành. Hiện nay một số sản phẩm rau quả của Việt Nam đã có thương hiệu trong nước nhưng vẫn chưa có tên tuổi trên thị trường thế giới. Thương hiệu của một sản phẩm có ý nghĩa rất lớn và xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài. Trước hết nhà nước cần có qui định đăng ký nhãn hiệu cho từng sản phẩm, và kiểm soát chặt chẽ vấn đề vi phạm, làm giả nhãn hiệu để bảo vệ những sản phẩm chất lượng tốt.

Thứ tư là, khuyến khích các hình thức liên kết trong sản xuất rau quả

Sự thắng cuộc trong cạnh tranh của mỗi nhóm hàng, ngành hàng còn phụ thuộc vào sức mạnh của tập hợp các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, vậy nhà nước cần có những chính sách vĩ mô nhằm nâng cao vai trò của hiệp hội rau quả xuất khẩu , xây dựng các mối liên kết ngành, giám sát và xử lý tranh chấp…

Sau khi có Quyết Định số 80/2002 của Thủ tướng Chính phủ về “Khuyến khích hình thức tiêu thụ nông sản theo hợp đồng”, sự liên kiết trong tiêu thụ nông sản với mô hình liên kết 4 nhà có tác dụng thiết thực hơn. Với mục tiêu chung của mô hình là phát huy sức mạnh tổng hợp của 4 nhà nhằm tận dụng tiềm năng lợi thế sẵn có của ngành sản xuất rau quả. Tăng cường công tác quản lý hành chính Nhà Nước và đưa công nghệ vào trong sản xuất. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà tham gia liên kết nhằm tạo điều kiện phát triển ngành rau quả.

Thứ năm là, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động dịch

vụ xuất khẩu rau quả

Hiện nay hầu hết dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam đều ở mức cao hơn so với các nước khác trong khu vực, làm tăng chi phí ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Để khắc phục tình trạng này, cần khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào đầu tư cho kết cấu hạ tầng và dịch vụ xuất khẩu, tạo ra môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Thứ sáu là, nâng cao kinh nghiệm tham gia vào thị trường thế giới cho các

Các cam kết của WTO phải được coi là những qui định về hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp: Muốn nâng cao được NLCT trên thị trường thế giới, mà trước hết là trong khuôn khổ WTO, các doanh nghiệp phải có sự hiểu biết thấu đáo, cặn kẽ các cam kết của tổ chức này. Do đó nhà nước cần hỗ trợ cho doanh nghiệp tổ chức những lớp học, tuyên truyền, hội thảo để doanh nghiệp có những kiến thức cũng như thêm kinh nghiệm tham gia vào thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế thế giới. Lịch sử đã chứng minh rằng, không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa lại phát triển được. Thương mại quốc tế là tất yếu khách quan nên các doanh nghiệp đều không còn lựa chọn nào khác là phải nâng cao khả năng cạnh tranh mình, có như vậy mới đứng vững, tồn tại và phát triển được.

Tổng công ty rau quả, nông sản là một Tổng công ty lớn thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản. Trong thời gian qua Tổng công ty rau quả, nông sản đã có nhiều cố gắng trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu rau quả. Tuy đã đạt được những thành công bước đầu nhưng cũng còn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt hiện nay Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO nên sức cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp càng gay gắt hơn bao giờ hết. Do đó việc nâng cao nâng lực cạnh tranh của Tổng công ty rau quả, nông sản là một một vấn đề thiết thực.

Sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty rau quả, nông sản, em đã nắm bắt được tình hình hoạt động chung của Tổng công ty và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng rau quả xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng. Các giải pháp này để thực thi được không những cần có sự nỗ lực của chính Tổng công ty mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Để hoàn thành luận văn này em đã cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô, bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp cho ngành rau quả Việt Nam nói chung và Tổng công ty rau quả, nông sản ngày một phát triển, đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 97 - 101)