e) Các dịch vụ đi kèm
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao NLCT của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rau quả trong điều kiện hiện nay
doanh rau quả trong điều kiện hiện nay
Mặt hàng rau quả ngày càng được người tiêu dùng trong nước và thế giới ưu chuộng do rau quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Rau quả cung cấp đủ vi lượng và vitamin cho cơ thể. Ăn trái cây giúp con người chống béo phì, hạn chế sự phát triển một số bệnh nan y. Rau quả Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được trồng ở khắp ba miền. Trái cây Việt Nam rất ngon, được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng do có hương thơm đặc trưng quyến rũ, màu sắc đẹp, vị ngọt chua dịu.
Rau quả xuất khẩu của Việt Nam có hai dạng: tươi và chế biến. Sản phẩm chế biến gồm có sản phẩm khô và đóng hộp. Tuy Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng rau quả lớn, nhưng lượng xuất khẩu còn thấp vì chất lượng thấp và NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả còn nhiều hạn chế.
Xét về chất lượng sản phẩm, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam chưa đảm bảo được độ đồng đều về màu sắc, độ đồng đều về kích cỡ, bao bì đẹp, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Cho nên, mặc dù trái cây của ta thơm ngon nhưng chất lượng không đúng với qui định quốc tế nên sản phẩm của ta có giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới.
Theo đánh giá của tổ chức tư vấn Masso Consulting, giá trị tạo ra trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng của hàng Việt Nam là rất thấp, còn phụ thuộc vào thị trường thế giới nên thường rơi vào thế bị động, nhất là đối với hàng nông sản. Từ đó khả năng xuất khẩu của Việt Nam được coi là thiếu tính bền vững, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc nhiều vào yếu tố giá cả thế giới cũng như điều kiện tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều loại hàng của Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng trên các chỗ đứng trên các thị trường có sức mua hàng đầu như Mỹ, EU. Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cũng không nằm ngoài tình trạng này. Xét về NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, thì nhìn chung sức cạnh tranh còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Nguyên nhân chủ yếu của sức cạnh tranh yếu là do công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, thiết bị máy móc cũ kỹ, trình độ quản lý còn yếu, kinh nghiệm về cạnh tranh chưa cao…
Hiện nay Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh những cơ hội có được thì ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nói riêng sẽ phải đối mặt với những thách thức và khó khăn hơn cả. Bởi nông nghiệp là ngành được bảo hộ nhiều nhất từ trước đến nay, sau khi gia nhập WTO thì gần như sự bảo hộ không còn nữa.
Khi đứng trước những yêu cầu mới, những thay đổi của Việt Nam liên quan đến sản xuất nông nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phải tự thay đổi bản thân, nâng cao NLCT của mình để có thể tồn tại được trong môi
trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Bởi vậy việc nâng cao NLCT của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả là yêu cầu bức thiết cho sự tồn tại của chính doanh nghiệp.
CHƯƠNG II