Hình 04: Hoạt động Marketing của Tổng công ty ra thị trường thế giới
Qua sơ đồ cho thấy việc cung ứng rau quả cho thị trường và cho công nghiệp chế biến được thực hiện bằng 2 hình thức, một là thu gom từ các hộ nông dân hoặc từ các nông trường thuộc các nhà máy chế biến. Có thể thấy do thu gom từ các hộ nông dân nên không tạo được khối lượng hàng hoá đủ lớn, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, khó có thể đáp ứng được nếu khách cần mua lô hàng với khối lượng lớn. Việc thu gom nguyên liệu từ các nông trường thuộc nhà máy thì nguyên liệu đảm bảo hơn. Trong trường hợp của dứa đóng hộp thì thường được sản xuất ngay tại các nông trường của nhà máy. Tuy nhiên, ở miền Nam thì không có nhiều các nông trường quốc doanh, do vậy, các nhà máy chế biến chủ yếu thu mua từ nông dân trồng dứa. Hiện nay đã xuất
Hộ nông dân
Nông trường Người
thu gom Cơ sở chế biế n Bộ phận xuất khẩu Các nhà nhập khẩu Thị trườn g thế giới
hiện hình thức hợp đồng mua bán thẳng giữa nông dân và các cơ sở chế biến thuộc Tổng công ty nhưng còn rất hạn chế và chỉ đối với những loại sản phẩm như dứa, cà chua, rau cao cấp…Nhiều hộ nông dân khác cũng mong muốn ký hợp động sản xuất tiêu thụ với các cơ sở chế biến tuy nhiên họ chưa tiếp cận được.
Rau quả xuất khẩu của Tổng công ty phải thông qua các nhà nhập khẩu chính mới vào được thị trường thế giới. Việc tiếp cận trực tiếp với hệ thống siêu thị ở các thị trường nhập khẩu còn hạn chế. Nhiều nhà nhập khẩu họ chỉ mua rau quả của Tổng công ty với tư cách là mua nguyên liệu, sau đó họ dán nhãn mác của mình vào. Đây là một hạn chế lớn ảnh hưởng đến NLCT của Tổng công ty, vì vậy mà cần được khắc phục triệt để.