Nguồn lực của Tổng công ty rau quả, nông sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 53 - 56)

e) Các dịch vụ đi kèm

2.2.2.1. Nguồn lực của Tổng công ty rau quả, nông sản

* Nguồn nhân lực:

Tính đến thời điểm hiện nay, Tổng công ty rau quả, nông sản có trên 10.000 lao động nông nghiệp (không kể lao động hợp đồng thời vụ). Đội ngũ công nhân kỹ thuật trên 584 người, trong đó có 02 tiến sỹ, 43 thạc sỹ, còn lại là các kỹ sư, cử nhân, tốt nghiệp tại các trường đại học trong và ngoài nước. Hàng năm Tổng công ty đều có những chương trình phát triển quản trị và huấn luyện nhân viên, cử các đoàn cán bộ đi học tập và tham khảo ở nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng sử dụng các hình thức khen thưởng, tăng lương, tăng chức cho những cán bộ, công nhân viên có

kết quả lao động tốt. Điều đó tạo động lực giúp tất cả các thành viên trong Tổng công ty luôn cố gắng phấn đấu lao động xây dựng Tổng công ty thành một khối vững mạnh, trong tương lai sẽ là một tập đoàn lớn. Nhìn chung Tổng công ty có đội ngũ lao động lành nghề, trung thực, có trình độ học vấn, có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới. Đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, trưởng thành từ thực tiễn.

Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu thì nguồn lao động còn hạn chế về trình độ quản lý và thiếu kinh nghiệm tham gia vào thị trường thế giới. Tồn tại điều này là do trong một thời gian dài trước đây, Tổng công ty được giao là đầu mối xuất khẩu rau quả của cả nước, được bao cấp về thị trường, cho nên kém sự nhanh nhạy và năng động. Nhưng trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, trên thị trường thế giới có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh rau quả vì vậy bản thân Tổng công ty phải tự tìm lấy khách hàng ở những thị trường khác nhau. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng năng lực cán bộ quản lý kinh doanh xuất khẩu rau quả chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do thương mại, đặc biệt là khâu Marketing, phần lớn các doanh nghiệp còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng đúng mức nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

* Tài chính :

Tổng công ty rau quả, nông sản là một đơn vị nhà nước, cũng là một đơn vị hạch toán độc lập, nghĩa là được nhà nước giao quyền chủ động cho các đơn vị, đồng thời đòi hỏi các đơn vị làm ăn có hiệu quả. Doanh thu của doanh nghiệp phải bù đắp chi phí và thu lãi để nộp ngân sách, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức.

Trước đây, nguồn vốn dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, vốn tự có và vốn huy động rất ít. Điều này làm cho hoạt động của Tổng công ty chưa năng động với thị trường, phụ thuộc ỷ lại nhiều vào nhà nước.

Hiện nay công tác cổ phần hóa đã và đang được tiến hành triệt để, các đơn vị thuộc Tổng công ty năng động hơn. Tuy nhiên vấn đề vốn vẫn là một trong những

vấn đề lớn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty. Nhìn chung các đơn vị trong Tổng công ty đều thiếu vốn kinh doanh, vốn lưu động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu kinh doanh. Các đơn vị phải đi vay vốn chịu lãi suất cao đã đẩy chi phí lên cao, điều này một phần đã làm tăng chi phí sản xuất làm cho giá cả sản phẩm cao, ảnh hưởng đến NLCT của sản phẩm. Đặc biệt do thiếu vốn kinh doanh nên các đơn vị không đủ sức tiêu thụ với khối lượng sản phẩm lớn, vì vậy chưa đáp ứng được nhiều đơn đặt hàng có khối lượng lớn.

Thực tế cho thấy hiện tại hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn lại trong Tổng công ty còn thấp. Năm 2007 có hai doanh nghiệp nhà nước báo cáo lỗ (cty XNK Nông sản Hà Nội -4,6 tỷ, cty CB TPXK Kiên Giang -1,7 tỷ). Điều này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả hoạt động chung cho toàn Tổng công ty, vì vậy công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn lại cần được tiến hành nhanh chóng.

* Công nghệ:

Như đã phân tích ở trên, ta thấy nhìn chung chế biến sản phẩm rau quả là quy trình khá phức tạp, mỗi một loại sản phẩm có một quy trình và kỹ thuật chế biến khác nhau.

Do vậy qui trình công nghệ thích hợp và hiện đại là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm.

Tổng công ty rau quả, nông sản nhận thức rằng “sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng là mệnh lệnh tối cao” nên Tổng công ty luôn chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến rau quả. Với phương châm “đón tắt”, Tổng công ty luôn cố gắng tiếp cận với những công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất và chế biến, có sự đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.

Trong những năm qua, Tổng công ty đã từng bước đổi mới trang thiết bị, nâng dần trình độ công nghệ. Thay vì hầu hết các thiết bị công nghệ đều cũ và lạc hậu của những năm về trước, hiện nay Tổng công ty đã sở hữu nhiều nhà máy có công nghệ, dây chuyền chế biến rau, quả hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thủy Điển, Hàn

Quốc... nhiều nhà máy được trang bị hiện đại nên đã sản xuất được những sản phẩm rau quả chất lượng cao.

Tổng công ty đã hoàn thành nhiều dự án đầu tư chế biến rau quả đưa công suất chế biến rau quả lên gần 100.000 tấn sản phẩm /năm. Các dự án với dây truyền hiện đại và công nghệ tiên tiến (cô đặc, IQF, đồ hộp) đã đưa Tổng công ty phát triển sang giai đoạn mới: đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh được những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU…

Năm 2004, Tổng công ty đã hoàn thành và đưa vào hoạt động: dây chuyền đông lạnh IQF, dây chuyền sản xuất hộp sắt Luveco…Năm 2005, lắp đặt dây chuyền nước dứa cô đặc công ty TPXK Đồng Giao, dự án nhà máy cà chua cô đặc công ty GN&XNK Hải Phòng…Năm 2006, công ty CP in và bao bì Mỹ Châu đã đầu tư trên 500.000 USD mua máy móc, thiết bị (hệ thống xử lý khí thải, máy hàn thân lon tự động). Công ty CP TPXK Bắc Giang đã đầu tư hệ thống lọc nước, hệ thống thanh trùng ống, máy dò kim loại. Công ty CP rau quả Thanh Hóa đầu tư dây chuyền sản xuất dưa chuột lọ thủy tinh. Công ty liên doanh Luveco đã đầu tư trên 350.000 USD lắp đặt dây chuyền sản xuất nắp lọ thủy tinh công suất 50.000 nắp/ngày, hệ thống thanh trùng liên tục, máy rót lọ thủy tinh tự động, máy dãn nhãn tự động…

Tuy nhiên, bên cạnh đó tình hình chung về thiết bị chưa đồng bộ, thiếu nguyên liệu nên khối lượng sản phẩm sản xuất của nhiều dây chuyền chế biến đạt thấp so với công suất thiết kế (dây chuyền nước dứa cô đặc, cà chua cô đặc Cty XNK Hải Phòng đạt dưới 10%, dây chuyền dứa cô đặc cty TPXK Đồng Giao đạt cao nhất chỉ bằng 50% công suất thiết kế)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả, nông sản.DOC (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w