Đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 40 - 46)

Kể từ khi đổi mới toàn diện đất nước, pháp luật nước ta cũng từng bước được cải cách đã góp phần mang lại những thành tựu trên mọi lĩnh vực của Việt Nam, trong đó phải kể đến đó là lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Thông thường hệ thống pháp luật phát triển là để phục vụ cho các đòi hỏi của nền kinh tế và những lĩnh vực khác và không thể có con đường nào khác [30, tr. 54]. Như vậy, hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCTM cần phải bắt nguồn từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta. Nước ta với hơn 80 triệu dân, nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, ở vào khu vực đang phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, lại nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, nguồn vốn của các đơn vị kinh tế và trong dân không nhỏ, chúng ta còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế thị trường, thiếu những nhà kinh doanh và quản lý giỏi… [6, tr. 333 - 336], cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển [6, tr. 315].

Trên nền các lợi thế, nguồn lực và vận hội này, việc chuyển đổi từ một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo thể chế kinh tế thị trường, pháp luật về giải quyết TCTM phải đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình xây dựng thể chế kinh tế mới. Thể chế kinh tế thị trường đưa đến những yêu cầu phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đảm bảo tối đa quyền quyết định và tự định đoạt của các bên có TCTM, cơ chế giải quyết linh hoạt, minh bạch, mang lại hiệu quả thiết thực cho các bên. Đặc biệt, hình thức giải quyết TCTM bằng con đường Tòa án gắn liền với quyền lực Nhà nước lại càng phải thể hiện tối đa những yêu cầu trên nhằm khắc phục những nhược điểm của con đường giải quyết TCTM bằng Tòa án luôn bị xem là phức tạp, đôi khi không mấy hiệu quả… Đối với nước ta hiện nay đang ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN… đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch và vững chắc, không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật; giải quyết tranh chấp, bao gồm Tòa án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật [113]. Tôi đồng tình với quan điểm về đặc

điểm của nền kinh tế nước ta của các nhà nghiên cứu luật học [38, tr. 156 - 160]; [47, tr. 10 - 11]; [58, tr. 67 - 70]; [78, tr. 79 - 82] đều cho rằng nền kinh tế nước ta có những đặc điểm cơ bản sau đây. Đó là:

Đặc điểm thứ nhất của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở nền sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn và sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các khu vực. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu pháp luật nói chung phải tạo tiền đề nhanh chóng cho việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa hiện đại với sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường… [47, tr. 10]. Từ góc độ pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án, pháp luật lĩnh vực này phải quy định và ghi nhận nhằm bảo vệ tối đa và tốt nhất quyền tự do kinh doanh để xây dựng thể chế kinh tế mới, trong đó đặc biệt là quyền quyết định và tự định đoạt của các bên khi giải quyết TCTM. Pháp luật lĩnh vực này phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng… nhằm hỗ trợ đắc lực trong quá trình giải quyết TCTM cho các bên đương sự để tìm ra công lý và bảo vệ trật tự pháp luật của hoạt động kinh doanh, thương mại.

Nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, dựa chủ yếu trên hình thức sở hữu công cộng, được quản lý bằng phương pháp hành chính, phương pháp mệnh lệnh phục tùng và theo cơ chế cấp phát - giao nộp. Do vậy, pháp luật kinh tế nước ta cần trở thành công cụ để xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cũ, thiết lập cơ chế kinh tế mới, bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế thị trường tuân theo các quy luật riêng của nó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh [47, tr. 10]. Trong giải quyết TCTM bằng Tòa án, lĩnh vực pháp luật này phải đóng vai trò là lĩnh vực pháp luật bảo đảm cho mọi hoạt động kinh doanh, thương mại trong thể chế kinh tế thị trường diễn ra theo các quy luật kinh tế vốn có của nó, Tòa án đóng vai trò là thiết chế hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh, thương mại của các chủ thể trên thương trường khi tìm đến công lý, quyền tự do kinh doanh, chống độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, quyền

lực của Nhà nước đối với xã hội nói chung, sự ổn định và tăng trưởng kinh tế nói riêng, phù hợp với lợi ích của các chủ thể trên thương trường [59, tr. 7].

Một đặc điểm nữa của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường Việt Nam lấy thành phần kinh tế quốc doanh làm chủ đạo [47, tr. 10]. Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế [6, tr. 644]. Đặc trưng này đòi hỏi pháp luật kinh tế nước ta phải vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, vừa phải bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh [47, tr. 10]. Pháp luật giải quyết TCTM bằng Tòa án do vậy, cũng phải bảo đảm quy định rõ quyền bình đẳng về địa vị pháp lý trong quá trình giải quyết TCTM bằng Tòa án mà không có bất kỳ sự phân biệt nào đối với các bên khi giải quyết TCTM, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, thành phần kinh tế...

Đặc điểm cuối cùng là, nền kinh tế thị trường Việt Nam là nền kinh tế định hướng XHCN. Mục đích của việc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân… [47, tr. 11]. Kinh tế thị trường được xây dựng ở nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, mục đích của việc xây dựng thể chế kinh tế mới cho chủ nghĩa xã hội được từng bước thực hiện trên đất nước ta nên vận dụng kinh tế thị trường để xây dựng thể chế kinh tế mới phải đảm bảo mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội, khắc phục những mặt trái của cơ chế kinh tế này. Pháp luật giải quyết TCTM bằng Tòa án theo đó phải đảm bảo cho công bằng trong tự do kinh doanh nhằm khắc phục và giải quyết tốt các tranh chấp về quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại, đảm bảo cạnh tranh là “linh hồn của nền kinh tế thị trường” bằng các thể chế cần thiết, trong đó có Tòa án, đặc biệt là các quy định pháp luật minh bạch, dễ hiểu, dễ làm [115]. Tòa án phải đóng vai trò là cơ quan tư pháp góp phần đảm bảo để nền kinh tế thị trường phát triển bền vững,

đưa đến tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và trật tự công bằng xã hội [59, tr. 8].

Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta hiện nay với việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại trên phạm vi toàn cầu. Xây dựng một nền kinh tế mở là xu thế tất yếu để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới không chỉ đặt ra đối với nước ta. Trong nền kinh tế mở, hoạt động kinh doanh, thương mại cũng mang tính quốc tế ngày càng đa dạng, phong phú thể hiện trong các quan hệ thương mại của các cá nhân, tổ chức. Trước thực tế này, pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án theo tinh thần CCTP phải tạo cho Tòa án là thiết chế tư pháp hỗ trợ tích cực và có hiệu quả cho các bên khi giải quyết TCTM nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của họ để hoạt động kinh doanh, thương mại diễn ra thuận lợi, có ích nhất cho nền kinh tế nói chung và doanh nhân nói riêng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và quy mô của nền kinh tế.

Đường lối của Đảng về hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đó là (i) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu; (ii) tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; (iii) đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính tiền tệ; (iv) mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại [6, tr. 721 - 732]. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm ; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN [15, tr. 518]. Như vậy, việc Việt Nam lựa chọn con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại... Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển [40]. Do đó, trong quá trình hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, quyền tự do kinh doanh phải được đảm bảo tối đa mà một trong những nội dung của nó là quyền quyết định và tự định đoạt trong giải

quyết TCTM [38, tr. 137 - 154]. Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh cần phải thiết lập một hệ thống các cơ quan tư pháp với những thủ tục pháp lý đầy đủ, dân chủ và tiến bộ để giải quyết những tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh [58, tr. 76]. Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày một phát triển mạnh,… thực hiện hội nhập một cách khôn khéo sẽ góp phần nâng cao trình độ, chuẩn mực về hoạch định chính sách, tạo thuận lợi thương mại đồng thời duy trì được mức bảo hộ hợp lý cho các ngành kinh tế, và giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được với công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến cũng như tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế [47 , tr. 389]. Vì vậy, hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi thiết chế tư pháp - Tòa án phải bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của các bên trong giải quyết TCTM, Tòa án đại diện cho Nhà nước phải là cơ quan tôn trọng tối đa quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

Từ những đặc điểm của nền kinh tế và đường lối của Đảng ta về hình thành thể chế kinh tế thị trường, pháp luật của Nhà nước về hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh [6, tr. 724]. Hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường đó sẽ từng bước được hoàn thiện đảm bảo bắt nguồn từ thực tiễn của nền kinh tế. Bởi vì, nhìn nhận tổng quát thì một khó khăn hết sức trầm trọng là ở chỗ hệ thống pháp luật XHCN hoàn toàn thiếu các ngành luật thiết yếu cho một nền kinh tế thị trường… [30, tr. 164] mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Song, chúng ta cũng thấy một thực tế là, do không ổn định và chưa hoàn thiện, nên tính chất “không thể đoán trước được” của hệ thống luật pháp và thể chế kinh tế hiện nay hoàn toàn không có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy óc mạo hiểm lẫn óc sáng tạo của giới doanh nhân [91]. Vì là pháp luật của giai đoạn chuyể n đổi cơ chế quản lý nên hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam mang tính hỗn hợp các nguyên tắc của hai cơ chế quản lý kinh tế là kế hoạch hóa và kinh tế thị trường. Ví dụ điển hình là quyền

tự định đoạt trong các quan hệ dân sự, kinh tế được thể hiện trong quyền khởi kiện của đương sự nhưng thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm có được tiến hành hay không lại phụ thuộc vào ý chí của người có thẩm quyền kháng nghị chứ không phải từ phía đương sự [89, tr. 17].

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)