Về thẩm quyền của Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 74 - 77)

TAND CẤP TỈNH

2.4.1. Về thẩm quyền của Tòa án

BLTTDS có những quy định mới, thể chế hóa quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng ta về CCTP ở nước ta theo các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Bộ luật kế thừa các quy định của pháp luật về tố tụng trước đây, tương ứng với các quy định của pháp luật nội dung, phù hợp với tổ chức của hệ thống Tòa án, đã chia các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thành bốn nhóm vụ việc là nhóm vụ việc về dân sự; về hôn nhân và gia đình; về kinh doanh, thương mại và nhóm vụ việc về lao động [120, tr. 23 - 24].

a) Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc

Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS, đó là những TC TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đây là quy định mở rộng các TCTM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, không bó hẹp như quy định tại Điều 12 PLTTGQCVAKT. Những quy định tại Điều 29 BLTTDS cho thấy q uy định về TCTM bao trùm các hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 PLTTTM, bỏ quy định về tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 12 PLTTGQCVAKT và quy định mới loại tranh chấp lần đầu tiên được giải quyết bằng Tòa Kinh tế là tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Theo Mục 3. 4 Mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-03-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ

nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 (Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-03-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC), đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại; nếu c hỉ một bên có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợi nhuận, thì tranh chấp đó là tranh chấp về dân sự quy định tại khoản 4 Điều 25 của BLTTDS [17, tr. 51].

b) Thẩm quyền của Tòa án các cấp

Thẩm quyền giải quyết vụ án về TCTM của Tòa án các cấp quy định trong BLTTDS cũng có những điểm mới. BLTTDS không còn căn cứ vào giá trị tranh chấp để phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh như tại Điều 13 PLTTGQCVAKT nữa. Vì nó không còn phù hợp trong hoạt động kinh doanh, thương mại hiện nay. Theo Điều 33 và Điều 34 BLTTDS, với tinh thần mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, theo đó việc phân định thẩm quyền giữa TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh trong việc giải quyết TCTM căn cứ vào tính chất của vụ việc. Những TCTM mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì sẽ do TAND cấp tỉnh giải quyết (theo khoản 3 Điều 33 và điểm c khoản 1 Điều 34 BLTTDS). Theo điểm b tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31-03-2005 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Tòa Kinh tế TAND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các TCTM quy định tại Điều 29 BLTTDS; các TCTM mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận [17, tr. 48]. Theo mục 1.2 Mục 1 Phần I Nghị quyết này, Tòa Kinh tế TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án về TCTM mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị [17, tr. 49]. Theo Điều 1 Nghị quyết số

742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24-12-2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì chỉ có 126 TAND cấp huyện trong cả nước thực hiện thẩm quyền giải quyết các TCTM quy định tại Điều 33 BLTTDS từ ngày 01-01-2005 [16, tr. 4 - 8]. Tuy nhiên, một số tiêu chí để phân định thẩm quyền theo cấp xét xử trong BLTTDS cũng còn chưa rõ ràng vì thế sẽ rất khó khăn trong hoạt động xét xử. Ví dụ như có sự lẫn lộn giữa các hành vi thương mại (bảo hiểm đường biển, vận chuyển, thanh toán liên ngân hàng…) thì Tòa án cấp tỉnh hay Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết trong khi các tranh chấp đó phát sinh đơn thuần từ hợp đồng mua bán hàng hóa [100, tr. 31].

c) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Những quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (Điều 14 PLTTGQC VAK T) trong BLTTDS cũng dựa trên hai căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là dựa trên nơi cư trú, làm việc của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân, nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức và nơi có bất động sản (theo điểm a và điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTDS). BLTTDS có bổ sung quy định mới về thỏa thuận của đương sự với nhau bằng văn bản về Tòa án có thẩm quyền giải quyết nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của nguyên đơn (theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS). Tuy vậy, điểm tồn tại, bất cập là các bên khi ký hợp đồng, thỏa thuận với nhau để lựa chọn Tòa án giải quyết (Tòa án nơi một bên có chi nhánh, Tòa án nơi một bên có tài sản, Tòa án nơi thực hiện hợp đồng) thì liệu rằng với những thỏa thuận như vậy, hiện nay, theo quy định c ủa BLTTDS, nó có hiệu lực hay không, nó có giá trị ràng buộc các thỏa thuận của các bên với nhau hay không khi mà BLTTDS chỉ quy định một trường hợp duy nhất mà các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở, nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn và có lẽ là khi tham gia quan hệ chưa có tranh chấp gì thì cũng chưa biết bên nào là nguyên đơn, bên nào là bị đơn [100, tr. 31].

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết vụ án về TCTM quy định tại Điều 36 BLTTDS. Quy định của BLTTDS về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, cho thấy sự kế thừa từ PLTTGQCVAKT và không quy định về trường hợp sự lựa chọn của nguyên đơn trong vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản (tức là vừa có tranh chấp về bất động sản vừa có tranh chấp khác không có liên quan đến bất động sản theo khoản 5 Điều 15 PLTTGQC VAK T).

Trong các quy định về thẩm quyền của Tòa án, quy định về chuyển vụ việc cho Tòa án khác hoặc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, BLTTDS có sự kế thừa từ Điều 16 PLTTGQCVAKT, song có những điểm mới quy định tại Điều 37 BLTTDS về các vấn đề này cụ thể hơn, thể hiện xu hướng chi tiết hóa các văn bản luật hiện nay. Lần đầu tiên, BLTTDS quy định về nhập hoặc tách vụ án tại Điều 38, theo đó, Tòa án có thể nhập hoặc tách vụ án và Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho các đương sự và VKS cùng cấp. BLTTDS cũng quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết những vụ việc dân sự, trong đó có các tranh chấp và những yêu cầu về kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại Chương XXXV của BLTTDS từ Điều 410 đến Điều 413 khắc phục quy định chung chung tại Điều 87 PLTTGQCVAKT.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)