Quan điểm về cải cách tư pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 49 - 52)

b) Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân

1.3.2.Quan điểm về cải cách tư pháp ở Việt Nam

Cùng với cải cách hệ thống chính trị, dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, CCTP ở Việt Nam hiện nay là bước đi thích hợp trong giai đoạn xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Bằng nỗ lực phát triển và đảm bảo hữu hiệu quyền tự do kinh doanh qua thiết chế Tòa án, CCTP đã và đang được tiếp tục triển khai với những quyết sách và hệ thống văn bản pháp luật được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhằm đưa những quan điểm, nội dung, nhiệm vụ CCTP đi vào đời sống xã hội, bởi trung tâm của hệ thống tư pháp là Tòa án và trọng tâm của CCTP là cải cách hoạt động xét xử [116, tr. 15]. BLTTDS là kết quả, một trong những bước đi của quá trình này sau việc ban hành Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Luật Tổ chức TAND năm 2002, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002...

Tư pháp theo tiếng La-tinh là Justitia, nghĩa là sự công bằng, công lý và pháp chế. Theo cách hiểu thông thường tư pháp là một trong những phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Khác với chế độ “tam quyền phân lập” thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất nhưng có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp thực hiện giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Như vậy, tư pháp là hoạt động xét xử có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ nền công lý. CCTP hay là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành là việc thực hiện từng bước, từng bộ phận

của công cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam. CCTP trước hết là đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND, phân cấp xét xử, đổi mới chế độ tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán, đổi mới chế định Hội thẩm nhân dân, đổi mới tổ chức và hoạt động của VKS nhân dân, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra [87, tr. 111]. Như vậy, theo khái niệm CCTP nói trên chúng ta thấy đó là những nội dung đang tiến hành thực hiện trong cuộc CCTP lần thứ ba ở nước ta gắn liền với sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức TAND năm 1992, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND ngày 28-12-1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND ngày 28 - 10-1995 [41, tr. 396]. Có những nội dung CCTP chúng ta đã được thực hiện, song có những nội dung của CCTP cần được tiếp tục thực hiện phản ánh rõ trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

CCTP theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị nêu rõ bốn quan điểm chỉ đạo. Đó là (i) công tác tư pháp phải thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; phát huy dân chủ, t ăng cường pháp chế; giữ vững bản chất của Nhà nước ta là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; (ii) công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội…, tội tham nhũng và các loại tội phạm có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân; (iii) phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tư pháp; (iv) xây dựng các cơ quan tư ph áp trong sạch, vững mạnh và từng bước hiện đại, góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng và Nhà nước.

Từ thực tế tình hình công tác tư pháp của nước ta trong những năm qua, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị trên cơ sở bốn quan

điểm chỉ đạo nêu trên đã đề ra tám nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới gồm (i) nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ tư pháp; (ii) tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện những chủ trương về cải cách, tổ chức và đổi mới hoạt động các cơ quan tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa VII), Nghị quyết Trung ương 3 và 7 (Khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX; (iii) xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; (iv) tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có chế độ chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp; (v) huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân vào công tác tư pháp, nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội, nhân dân đối với các cơ quan tư pháp; (vi) đẩy mạnh xây dựng pháp luật, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về công tác tư pháp; (vii) tăng cường hợp tác quốc tế về công tác tư pháp; (viii) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp.

Quan điểm về CCTP ở Việt Nam cũng được đề cập trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020. Đó là (i) CCTP phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (ii) CCTP phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lập pháp, cải cách hành chính; (iii) phát huy sức m ạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình CCTP. Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân; (iv) CCTP phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của

xã hội trong tương lai; (v) CCTP phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc [2, tr. 2].

Như vậy, CCTP ở Việt Nam theo bốn quan điểm chỉ đạo và tám nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới của Nghị quyết số 08 -NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị và theo quan điểm CCTP của Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược CCTP đến năm 2020 nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân, vì dân, trong đó cải cách hoạt động của các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Đặc biệt, CCTP ở nước ta nằm trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện thực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 49 - 52)