TAND CẤP TỈNH
2.4.2. Về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
đổi người tiến hành tố tụng
BLTTDS lần đầu tiên quy định rõ về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tại Điều 39 cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng đầy đủ, chi tiết từ Điều 40 đến Điều 45 mà PLTTGQCVAKT quy định chưa rõ ràng. Đây là những quy định mới, tiến bộ ghi rõ quyền hạn, nhiệm vụ của người tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết các vụ án về TCTM đúng pháp luật đồng thời đảm bảo nguyên tắc bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng dân sự do người tiến hành tố tụng dân sự gây ra (khoản 4 Điều 13 BLTTDS). Song, có một thực tế là thời gian tố tụng cứ bị kéo dài ra, vượt quá mức quy định của pháp luật, mà cơ quan tiến hành tố tụng không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào. Công
dân trễ một ngày theo quy định, thì dứt khoát bị coi là “đã hết thời hiệu” nếu không có lý do chính đáng, họ bị mất hết quyền tham gia tố tụng; còn cơ quan tiến hành tố tụng dù ở khâu nào, việc trễ hạn, để án tồn đọng thì hình như là chuyện bình thường, cũng chẳng ai phải chịu hậu quả pháp lý cụ thể nào [53, tr. 30].
Về việc thay đổi người tiến hành tố tụng, BLTTDS quy định các căn cứ, thẩm quyền và thủ tục thay đổi những người tiến hành tố tụng cụ thể hơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết các TCTM bằng Tòa án từ Điều 46 đến Điều 51 BLTTDS (Điều 18 PLTTGQCVAKT). Trong đó, Bộ luật có quy định rõ tại Điều 50 là việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Những quy định mới này đảm bảo tính khoa học của hoạt động tố tụng dân sự nói chung và giải quyết các TCTM bằng Tòa án nói riêng.