Tình hình hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 62 - 65)

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2. Tình hình hoạt động giải quyết tranh chấp thƣơng mại bằng Tòa án ở nƣớc ta

ở nƣớc ta

Tình hình hoạt động giải quyết các vụ án kinh tế bằng Tòa án ở nước ta kể từ khi Tòa Kinh tế được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01-07-1994 theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND ngày 28-12-1993, PLTTGQCVAKT và các văn bản có liên quan đòi hỏi phải cải cách pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế trước đây. Có rất nhiều ví dụ về những bất cập, hạn chế của hoạt động xét xử của Tòa án cũng như pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế trước đây. Xin trích ví dụ sau: vụ kiện của Công ty ôtô Việt Nam Vidamco với Công ty Kinh doanh Taxi Tanaco vì vi phạm hợp đồng mua bán tháng 10/1998 là một ví dụ điển hình về việc thiếu các chế tài hợp đồng thương mại. Vidamco bán cho Tanaco 150 xe du lịch với số tiền 2,6 triệu USD theo hình thức trả góp. Sau sáu năm ký hợp đồng, Tanaco vẫn chưa thanh toán đủ số tiền nợ hợp đồng. Tranh cãi xảy ra suốt sáu năm và Tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì lý do người đứng ra ký hợp đồng không đúng pháp lý. Luật Thương mại của chúng ta không có chế tài về hợp đồng vô hiệu (!), việc tòa phải căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã bắt đầu thể hiện sự lỗi thời để xử lý vụ việc. Theo đó, khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục tình trạng ban đầu, phải trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu thế thì

Vidamco phải trả lại số tiền đã nhận của Tanaco và ôm về 150 xe của mình, nhưng số xe này đã được dùng gần mười năm qua (từ năm 1996). Sáu lần xét xử qua các cấp khác nhau vụ kiện đã gây không ít phiền toái cho doanh nghiệp, tạo ra tâm lý không mấy dễ chịu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vụ của Vidamco chỉ là một trong 600 - 700 vụ kiện về tranh chấp hợp đồng mà Tòa án Kinh tế Việt Nam phải thụ lý hàng năm [74]. Mới đây, Công ty Việt Nam - Daewoo (Vidamco) đã có công văn gửi Chánh án TANDTC phản ánh về việc: “Xử lý vụ kiện kéo dài gây thiệt hại kinh tế lớn cho Công ty”… Việc kéo dài vụ kiện không những gây thiệt hại kinh tế cho Vidamco mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến môi trường đầu tư vì tại sao các thủ tục xét xử có thể bị kéo dài với các lý lẽ không chính đáng của bên vi phạm hợp đồng và sự cố tình trốn tránh các nghĩa vụ theo quy định của các bên vi phạm. Đó là sự thiệt hại chung cho sự phát triển và môi trường đầu tư. Nếu các phiên tòa vẫn có thể tiếp diễn không có hồi kết thì khó có ai còn có thể dựa vào hệ thống xét xử như một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm [26].

Tôi xin đưa ra ví dụ khác như vụ kiện của hai công ty là Tyco Services Singapore Pte. Ltd và Leighton Contractors Ltd Việt Nam (trước đây là Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess - viết tắt: HTV). Vụ kiện kéo dài từ năm 1995 - 2000. Họ nhờ Trọng tài Queensland của Úc xét xử. Bản án buộc HTV phải trả nợ cho Tyco và Việt Nam phải công nhận phán quyết đó của Trọng tài Úc và cho thi hành. Thế nhưng Tòa án của chúng ta lại không cho thực thi phán quyết vì cho rằng hành vi xây nhà không coi là thương mại ở Việt Nam. Hệ quả là mặc dù xây nhà ở Việt Nam, bên kia không trả nợ nhưng cũng không đòi được [74]. Đây là ví dụ về vướng mắc và bất cập trong Luật Thương mại năm 1997 dẫn đến việc giải quyết hết sức vô lý của Tòa án nhưng Tòa án vẫn phải làm vì luật này quy định như vậy. Chưa dừng lại ở đó, ý kiến của chuyên gia về vụ kiện này còn nêu: … so với quyết định của Tòa Kinh tế (TAND Thành phố Hồ Chí Minh) công nhận phán quyết của Trọng tài, thì quyết định phúc thẩm của TANDTC rõ ràng là một bước thụt lùi lớn cho Việt Nam. Theo các định nghĩa của Tòa phúc thẩm về hợp đồng thương mại, Tòa đã làm mất đi tính hiệu lực của các điều khoản về xét xử bằng Trọng tài

của hàng trăm hợp đồng liên doanh, hợp đồng vay vốn, dịch vụ và các hợp đồng khác, bởi vì các hợp đồng này không bao giờ đáp ứng được các định nghĩa hạn chế của Tòa về một hành vi thương mại? Từ dẫn chứng vụ kiện và cách xét xử của hai cấp tại Tòa án của nước ta, thì thấy còn vô số điều bất cập, cần phải có phương án chỉnh sửa, nâng cấp cả về chất cũng như về lượng trong lĩnh vực tư pháp. Nhưng đây mới chỉ là hình thức trọng tài quốc tế phân xử, khi bước vào giai đoạn tố tụng và tranh tụng trước Tòa án quốc tế cũng như thủ tục tố tụng thương mại trước Tòa án nước ngoài, dù cũng nằm trong sân chơi bình đẳng của WTO, phía đối tác Việt Nam còn phải gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong thủ tục tố tụng, tranh tụng này [31].

Để thấy rõ tình hình giải quyết các vụ án kinh tế của Tòa án thời gian qua, chúng ta hãy xem xét các số liệu sau đây. Số vụ án thụ lý của Tòa cấp sơ thẩm kể từ ngày 01-07-1994 đến năm 2004 thống kê theo con số tổng kết của các Báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC như sau:

Năm Số vụ án thụ lý của Tòa cấp sơ thẩm

1994 78 [102, tr. 18] 1995 453 [103, tr. 23] 1996 532 [104, tr. 30] 1997 630 [105, tr. 28] 1998 1.266 [118, tr. 127] 1999 1.280 [118, tr. 127] 2000 859 [118, tr. 128] 2001 575 [72, tr. 641, 669] 2002 724 [106, tr. 2] 2003 638 [108, tr. 1] 2004 689 [108, tr. 1]

Như vậy, có thể nhận định rằng mấy năm gần đây con số các vụ án tòa cấp sơ thẩm thụ lý đang giảm sau khi con số vụ án được thụ lý ở tòa cấp sơ thẩm lên đến kỷ lục cao nhất vào năm 1999, kể từ khi Tòa Kinh tế đi vào hoạt động. Có nhiều lý do về tình trạng này song nổi bật lên chúng ta có thể thấy đó là những bất cập của PLTTGQCVAKT, Luật Thương mại năm 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989… đã làm cho Tòa án trở nên là thiết chế có nhiều nhược điểm khi giải quyết tranh chấp kinh tế trước đây trong nền kinh tế [72, tr. 668 - 674]. Do đó, pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, phù hợp với yêu cầu của tiến trình cải cách từng bước nền tư pháp nước ta trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN, chuyển đổi thể chế kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)