TINH THẦN CẢI CÁCH TƢ PHÁP Ở VIỆT NAM
3.1.3. Bảo đảm sự hài hòa với pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mạ
khắc phục tâm lý tiêu cực khi nhìn nhận về hình thức giải quyết TCTM bằng Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp của doanh nhân, doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế nước ta bước đầu đang từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, thì nền tư pháp của chúng ta cũng bước đầu hội nhập với nền tư pháp trên thế giới nhằm đảm bảo việc giữ gìn công lý đi đôi với linh hoạt và tối đa hóa quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền tự do kinh doanh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thương mại. Không còn con đường nào khác, trong lĩnh vực giải quyết các TCTM bằng Tòa án, pháp luật về lĩnh vực này phải bảo đảm những đặc điểm riêng biệt của các TCTM, những đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại trong nền kinh tế. Có như vậy, hình thức giải quyết TCTM bằng con đường Tòa án mới được cá nhân, tổ chức tìm đến để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp.
3.1.3. Bảo đảm sự hài hòa với pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thương mại thương mại
Hoạt động kinh doanh, thương mại ngày nay diễn ra trong bối cảnh tự do hóa thương mại toàn cầu, do đó pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước ta cũng cần phải hài hòa với pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án trên thế giới. Thực tế cho thấy, thời gian qua những thành tựu của pháp luật quốc tế về thương mại cũng như pháp luật về giải quyết TCTM từng bước được du nhập vào Việt Nam, trong đó, có thể kể ra là PLTTTM và những quy định về giải quyết vụ án về TCTM trong BLTTDS... Lý do là, khi hội nhập kinh tế, chúng ta sẽ tham gia các quan hệ thương mại với các nước khác trên nền tảng pháp luật. Chính vì vậy, tính
hài hòa giữa pháp luật nước ta nói chung, nhất là pháp luật kinh tế, là một tiền đề không thể thiếu trong việc tạo dựng nền tảng pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta [38, tr. 179]. Thêm nữa, để hòa nhập vào cộng đồng thế giới, ở mức độ nhất định, chúng ta nên làm cho sự phát triển của pháp luật nước ta có những nét tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực và với xu hướng chung của thế giới, nhất là pháp luật thương mại, dân sự [85, tr. 14]. Bởi vì, một thực tế cho thấy, từ mục đích phục vụ thông thương, pháp luật thương mại thường là lĩnh vực dễ được du nhập để “hài hòa hóa” những thói quen kinh doanh ngày càng mang tính quốc tế [72, tr. 70].
Trong các yêu cầu hài hòa hóa pháp luật nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật nội dung như Luật Thương mại năm 1997… cũng cần phải sửa đổi theo xu hướng nội luật hóa các quy định của các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh có trật tự luật pháp, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Chúng ta đều biết, hiện nay làn sóng hài hòa hóa pháp luật đang diễn ra trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. ASEAN, APEC, WTO hay các hiệp định thương mại song phương chỉ là những cấp độ khác nhau của quá trình đó. Bản chất của quá trình này là sự tự do thương mại vượt qua biên giới… Trong một bối cảnh như vậy, pháp luật tất yếu bị cuốn trong cơn lũ của toàn cầu hóa. Muốn giành lấy lợi thế so sánh cho dân tộc, không còn con đường nào khác, những người làm luật Việt Nam buộc phải chủ động tiếp thu những chuẩn mực của pháp luật quốc tế, với một hy vọng góp phần làm cho người dân Việt Nam tự tin, mạnh mẽ và linh hoạt hơn trong những cuộc tranh đua ngày càng khốc liệt vì sự thịnh vượng và tiến bộ của dân tộc mình [72, tr. 85 - 86]. Đây là yêu cầu và là thực tế không thể không tính đến của người làm luật nước ta trong quá trình tiến tới xây dựng cho được một khung pháp luật phục vụ cho thể chế kinh tế thị trường của nền kinh tế đang trong hiện thực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Bảo đảm sự hài hòa với pháp luật quốc tế về giải quyết TCTM bằng Tòa án có tác dụng nhằm tạo sự thông suốt trong nhận thức và phục vụ một cách có hiệu
quả nhất cách thức giải quyết các TCTM của các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, thương mại mà ngày nay không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia. Nếu pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án của nước ta không có sự hài hòa với pháp luật về giải quyết TCTM của các nước trên thế giới thì có thể nói rằng điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo ra các “rào cản” quyền tự do kinh doanh, làm hạn chế hoạt động kinh doanh, thương mại. Bởi, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nước phải cải cách, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để phù hợp với những tiêu chuẩn, luật lệ của nền kinh tế toàn cầu hóa, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đa phương và song phương. Đó là điều kiện quan trọng và tất yếu để đảm bảo độc lập, tự chủ và tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu… [52]. Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy rằng, nền tư pháp của nước ta là “nền tư pháp thể hiện rõ nét những đặc điểm của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu kế thừa được các giá trị văn minh, tiến bộ của nhân loại về tư pháp cũng như các giá trị văn hóa của tư tưởng chính trị - pháp lý phương Đông” [34].