Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 36 - 40)

Hoạt động giải quyết TCTM bằng Tòa án là hoạt động tố tụng tư pháp. Do vậy, các hoạt động này của Tòa án - cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động xét xử để bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý và pháp chế phải tuân thủ những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức TAND, các văn bản pháp luật có liên quan... Những nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, các nguyên t ắc giải quyết TCTM bằng Tòa án theo tôi có thể được hiểu là những quan điểm chỉ đạo, định hướng quá

trình giải quyết các vụ án về TCTM được quy định trong BLTTDS và các văn bản pháp luật có liên quan đến quá trình giải quyết các vụ án về TCTM nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo vệ công lý và pháp chế XHCN.

Những nguyên tắc giải quyết TCTM bằng Tòa án, có những nguyên tắc đều được ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự như nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN; Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng; bình đẳng trước pháp luật; việc tham gia xét xử của Hội thẩm; thực hiện chế độ hai cấp xét xử; giám đốc việc xét xử; xét xử công khai; xét xử tập thể; bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án; tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS nhân dân; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo… Theo tôi những nguyên tắc sau đây là những nguyên tắc cơ bản để Tòa án giải quyết các TCTM bao gồm:

a)Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

Trong nền kinh tế, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các quan hệ kinh doanh, thương mại do các bên tự do quyết định nếu không trái với pháp luật, đạo đức xã hội và được Nhà nước bảo đảm. Như vậy, khi TCTM phát sinh, đương sự có quyền tự quyết định và tự định đoạt đối với tranh chấp đó. Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS, quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự thể hiện như sau:

* Trước khi khởi kiện (i) đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết TCTM. Đây là quyền quan trọng nhất của các đương sự trong giải quyết TCTM bằng Tòa án. Nó gắn liền với quan hệ thương mại giữa các bên có tranh chấp, với uy tín trên thương trường, cả hoạt động kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện quyền này đương sự phải cân nhắc kỹ càng khi đã áp dụng các hình thức giải quyết TCTM khác như thương lượng, hòa giải mà không có kết quả và các bên cũng không có thỏa thuận giải quyết bằng TTTM; (ii) đương sự có quyền xác định phạm vi khởi kiện. Trong đơn khởi kiện đương sự có quyền khởi kiện bên kia về những nội dung tranh chấp giữa

hai bên…; (iii) đương sự có quyền ủy quyền cho Luật sư hoặc đại diệ n tham gia tố tụng. Quyền này có thể được thực hiện trong các giai đoạn của quá trình tố tụng.

* Trong các giai đoạn của quá trình tố tụng (i) đương sự có quyền được thay đổi các yêu cầu trong quá trình giải quyết vụ án về TCTM; (ii) đương sự có quyền thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội; (iii) đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu giải quyết vụ án về TCTM.

b) Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự

Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình giải quyết các TCTM. Do vậy, các đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Điều 6 BLTTDS). Việc quy định các đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp cho thấy sự khác biệt của thủ tục tố tụng giải quyết các vụ án về TCTM so với thủ tục tố tụng hình sự là việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm. Quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh được áp dụng đối với cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đối với đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh (khoản 2 Điều 79 BLTTDS). Đương sự có nghĩ a vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ (khoản 4 Điều 79 BLTTDS).

Tòa án không tiến hành việc thu thập chứng cứ. Đây là điểm khác biệt ngược lại so với thủ tục tố tụng hình sự. Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do BLTTDS quy định. Đó là các trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến

hành một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ (Điều 85 BLTTDS). Trong BLTTDS quy định rõ các biện pháp thu thập chứng cứ của Thẩm phán, việc ra quyết định để thu thập chứng cứ, đồng thời đương sự có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án.

c) Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng

Đây là một quyền hiến định quy định tại Điều 52 Hiến pháp năm 1992. Là một quyền hiến định nên nó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Trong BLTTDS, quyền bình đẳng trước pháp luật được quy định tại Điều 8 với tên gọi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. Theo đó, Tòa án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và đặc biệt là, mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác. Theo quy định này các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu đều có quyền, nghĩa vụ bình đẳng trước Tòa án theo quy định của pháp luật. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khi là các đương sự đều bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong tố tụng trước Tòa án. Đồng thời, Điều 8 BLTTDS cũng quy định Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

d) Nguyên tắc hòa giải

Nguyên tắc hòa giải có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết các vụ án về TCTM mà còn đối với việc giải quyết các tranh chấp khác. Hòa giải là nguyên tắc giải quyết TCTM giúp các bên có thể nhanh chóng khắc phục được tranh chấp, duy trì được quan hệ thương mại và hoạt động kinh doanh, ít tốn kém chi phí để giải quyết tranh chấp. Khi có TCTM, các bên phải tự tiến hành hòa giải với nhau. Khi hòa giải không có kết quả, các bên mới yêu cầu Tòa án gi ải quyết TCTM. Các bên vẫn có thể tiến hành hòa giải khi yêu cầu Tòa án giải quyết TCTM. Bởi lẽ, bắt nguồn từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên các bên có quyền hòa giải với nhau ở bất kỳ giai đoạn nào và Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết

TCTM, đồng thời tiến hành hòa giải là trách nhiệm của Tòa án nên ngay cả trong phiên tòa, các đương sự vẫn có quyền hòa giải với nhau về giải quyết TCTM.

đ) Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Đây là nguyên tắc bắt nguồn từ đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại, do vậy, quá trình giải quyết các vụ án về TCTM ngoài việc tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật còn đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng, kịp thời, tránh kéo dài. Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động gắn liền với vận động và biến đổi của thương trường. Các hoạt động này luôn thay đổi nên lợi nhuận, uy tín thương mại cũng luôn là những mục tiêu hàng đầu đặt ra của doanh nhân. Do đó, giải quyết TCTM nhanh chóng, kịp thời luôn là mong muốn của các bên khi xảy ra TCTM (nguyên tắc này cũng đặt ra trong quá trình giải quyết các tranh chấp khác).

e) Nguyên tắc xét xử công khai

Nguyên tắc xét xử công khai là nguyên tắc được thực hiện trong thủ tục giải quyết TCTM bằng Tòa án, do đó các bên có TCTM không “ưa chuộng” hình thức giải quyết TCTM này. Bởi lẽ, bắt nguồn từ đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại cần phải giữ bí mật, bí quyết kinh doanh và uy tín trên thương trường. Thực hiện nguyên tắc này, các bên đương sự không thể giữ được bí mật, bí quyết kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại. Mặc dù, BLTTDS quy định trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai (Điều 15 BLTTDS).

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)