Về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 97 - 102)

TAND CẤP TỈNH

2.4.14.Về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

a) Về thủ tục giám đốc thẩm

Lần đầu tiên, tính chất của giám đốc thẩm được quy định tại Điều 282 của Bộ luật này. Quyền phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm cũng lần đầu quy định tại Điều 284 BLTTDS, tạo cơ sở pháp lý cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền này trong thực tiễn và điều luật này cũng quy định rõ trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản của VKS, Tòa án khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục này. BLTTDS tại Điều 285 quy định sửa đổi về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ gồm Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh. Bộ luật cũng quy định rõ quyền yêu cầu hoãn và tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật tại Điều 286 (khoản 3 Điều

76 PLTTGQCVAKT). Điều 289 BLTTDS quy định về thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (khoản 2 Điều 76 PLTTGQCVAKT). Về gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Bộ luật có quy định mới tại Điều 290 là phải gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị, nếu Chánh án TANDTC hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị và hồ sơ cũng gửi ngay cho VKS cùng cấp song có quy định kéo dài thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của VKS là mười lăm ngày (theo khoản 1 Điều 76 PLTTGQCVAKT là mười ngày), nếu Viện trưởng VKSNDTC hoặc Viện trưởng VKS nhân dân cấp tỉnh kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, BLTTDS tại Điều 288 cũng có quy định sửa đổi theo hướng kéo dài hơn, cụ thể là ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật (theo PLTTGQCVAKT tại khoản 1 Điều 77 là 9 tháng) và Điều 293 thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm cũng kéo dài hơn, cụ thể là bốn tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án (theo khoản 2 Điều 77 PLTTGQCVAKT là một tháng). Quy định về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm kéo dài như trên là không phù hợp với tinh thần CCTP và cần phải sửa đổi. Lần đầu tiên chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm được quy định tại Điều 294 BLTTDS. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm quy định rõ hơn tại Điều 295 (khoản 2 Điều 79 PLTTGQCVAKT), trong đó biểu quyết về việc giải quyết vụ án của Hội đồng giám đốc thẩm với số lượng thành viên biểu quyết quyết định là quá nửa tổng số và trình tự biểu quyết là từ tán thành, không tán thành và ý kiến khác. Nếu không đủ quá nửa số lượng thành viên biểu quyết thì hoãn phiên tòa giám đốc thẩm và trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa, Uỷ ban Thẩm phán và Hội đồng Thẩm phán tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể thành viên.

BLTTDS lần đầu tiên quy định về phạm vi xét xử giám đốc thẩm tại Điều 296 khắc phục tình trạng thực tế các Hội đồng hoặc là xem xét toàn bộ hoặc là xem

xét phần bị kháng nghị. Bộ luật cũng quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm tại Điều 297 và cụ thể hóa các trường hợp của nó trong các điều luật từ Điều 298 đến Điều 300 (Điều 80 PLTTGQCVAKT). Về nội dung của quyết định giám đốc thẩm, hiệu lực của nó và việc gửi quyết định này cũng lần đầu tiên quy định rõ tại các Điều 301, 302 và Điều 303 BLTTDS. Những quy định mới này tạo cơ sở pháp lý và thể hiện tính khoa học của hoạt động xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tò a án.

b) Về thủ tục tái thẩm

Tính chất của tái thẩm lần đầu tiên được quy định tại Điều 304 BLTTDS. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 82 PLTTGQCVAKT) quy định tại Điều 305 BLTTDS có sự sửa đổi từ ngữ chuẩn xác hơn như thay từ “bằng chứng” bằng từ “chứng cứ”, “cố tình” bằng “cố ý”. Việc thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện quy định lần đầu tiên tại Điều 306 BLTTDS, theo đó quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản thuộc về đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác (PLTTGQCVAKT chưa quy định), tạo cơ sở pháp lý cho họ thực hiện quyền này trong thực tiễn và cũng quy định rõ trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản của VKS, Tòa án khi phát hiện tình tiết mới của vụ án cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục này.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 308 BLTTDS là một năm nhưng có sửa đổi là ngày tính bắt đầu là ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (không phải như trước là ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo khoản 1 Điều 83 PLTTGQCVAKT). Quy định này tạo điều kiện cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục này. Về người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 307 BLTTDS tương tự như quy định tại Điều 81 PLTTGQCVAKT, song có sự bổ sung là người kháng nghị có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định cho đến khi có quyết định tái thẩm. Quy định bổ sung này tạo cơ sở pháp lý cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích cho đương sự. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm quy định tại

Điều 309 BLTTDS kế thừa tương tự như Điều 86 PLTTGQCVAKT. Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như thủ tục giám đốc thẩm trong BLTTDS (Điều 310 BLTTDS).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

1. Hệ thống cơ quan giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, thương mại ở nước ta kể từ năm 1945 đã được hình thành trải qua những bước phát triển khác nhau. Song chính từ lịch sử hình thành và phát triển của các cơ quan giải quyết các TCTM ở nước ta cho thấy, sự phát triển của các cơ quan này gắn liền với quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy Nhà nước, các cuộc CCTP và đặc điểm của cơ chế kinh tế.

2. Tình hình hoạt động giải quyết các vụ án kinh tế kể từ khi Tòa Kinh tế TAND đi vào hoạt động từ ngày 01-07-1994 cho đến hết năm 2004 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung của Luật tổ chức TAND năm 1992 ngày 28-12-1993, PLTTGQCVAKT ngày 16-03-1994 và các văn bản có liên quan cho thấy con số thụ lý giải quyết ở Tòa cấp sơ thẩm đang giảm đáng kể trong những năm gần đây. Thực tế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân song có thể kết luận là một phần nó phản ánh những bất cập của pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh tế bằng Tòa án trước đây của chúng ta. Đây là cơ sở thực tiễn để chúng ta tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án trong thời gian tới theo tinh thần CCTP trong giai đoạn xây dựng NNPQ và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

3. Tổ chức và nguyên tắc hoạt động của hệ thống Tòa Kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ án về TCTM trong TAND tuân thủ theo những quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức TAND năm 2002, BLTTDS năm 2004. Cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa Kinh tế hiện nay cho thấy cần thiết chúng ta phải cải cách sửa đổi pháp luật về giải quyết vụ án về TCTM bằng Tòa án để khắc phục những bất cập và tồn tại của hệ thống Tòa này hiện nay mà biểu hiện rõ nét nhất là về tình hình giải quyết các vụ án về TCTM của các Tòa Kinh tế ở các tỉnh, thành phố không đồng đều như hiện nay qua các báo cáo tổng kết hàng năm của TANDTC.

Thực hiện tốt và nghiêm các nguyên tắc hoạt động, Tòa Kinh tế sẽ đảm bảo vai trò và vị trí là cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế, công lý, quyền tự do kinh doanh, quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự khi giải quyết vụ án về TCTM.

4. Pháp luật về giải quyết TCTM bằng Tòa án ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu mới, đặc biệt là thể hiện trong BLTTDS. Lần đầu tiên trong lịch sử kể từ năm 1945, Nhà nước ta ban hành một Bộ luật tố tụng điều chỉnh trình tự, thủ tục khởi kiện, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, tranh chấp về hôn nhân và gia đình, TCTM và tranh chấp lao động. (Bộ luật cũng điều chỉnh trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động). BLTTDS có nhiều quy định mới quy định một trình tự, thủ tục khởi kiện và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, trong đó có các vụ án về TCTM với những bước chặt chẽ, quy định mới và mở rộng về thẩm quyền giải quyết TCTM của Tòa án; quyền, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được quy định rõ hơn trước đây mà nổi bất nhất là quyền, nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Điều đáng lưu ý là Bộ luật đã có quy định mới thống nhất về thời hiệu khởi kiện và đặc biệt là về phiên tòa sơ thẩm với trình tự hỏi và về tranh luận mà chủ tọa không được hạn chế thời gian, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng tranh luận nh ằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Đồng thời, BLTTDS cũng quy định rõ về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần CCTP thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Tuy vậy, theo quan điểm cá nhân qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá các quy định của BLTTDS thì Bộ luật này có một số quy định về thời hạn như thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm, thời hạn tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm, thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, thời hạn gửi bản án, quyết định phúc thẩm, thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm là quá dài, không phù hợp với tinh thần CCTP là xét xử vụ án nhanh, gọn, không đáp ứng được đặc thù của hoạt động kinh doanh, thương mại luôn biến động gắn liền với thương trường.

CHƢƠNG 3

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI BẰNG TÒA ÁN THEO

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 97 - 102)